Danh mục

Bài giảng Nguyên lý marketing - Chương 2: Môi trường marketing (Trường ĐH Tài chính - Marketing)

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 950.16 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Nguyên lý marketing - Chương 2: Môi trường marketing. Sau khi học xong chương này, học viên có thể: trình bày khái niệm về môi trường, các nhóm môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của các doanh nghiệp; phân tích nội dung và sự tác động của môi trường vĩ mô, vi mô và môi trường nội vi đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nguyên lý marketing - Chương 2: Môi trường marketing (Trường ĐH Tài chính - Marketing) CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG MARKETING Mục tiêu chương 2: • Trình bày khái niệm về môi trường, các nhóm môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của các doanh nghiệp • Phân tích nội dung và sự tác động của môi trường vĩ mô, vi mô và môi trường nội vi đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nội dung chương 2: 1. Khái niệm môi trường Marketing 2. Phân tích môi trường Vĩ mô 3. Phân tích môi trường Vi mô 4. Phân tích môi trường Nội vi 5. Ứng dụng mô hình SWOT trong phân tích môi trường và ra quyết định 1. Khái niệm môi trường Marketing 1.1 Khái niệm môi trường Marketing Theo Philip Kotler: “Môi trường Marketing của doanh nghiệp là tập hợp những tác nhân và những lực lượng hoạt động ở bên ngoài chức năng quản trị marketing của doanh nghiệp và tác động đến khả năng quản trị marketing trong việc triển khai cung như duy trì các cuộc giao dịch thành công đối với khách hàng mục tiêu.” Môi trường marketing bao gồm: môi trường vĩ mô, môi trường vi mô và môi trường nội bộ Nguồn: Giáo trình Nguyên lý Marketing (2013)_ Trường đại học Tài chính – Marketing 1.2 Phân loại môi trường Marketing 1.2 Phân loại môi trường Marketing (tt) • Môi trường Marketing là những nhân tố và lực lượng tác động đến thị trường và hoạt động Marketing của một DN. • Môi trường vĩ mô bao gồm các lực lượng mà “DN không thể kiểm soát và tác động thay đổi được” • Môi trường vi mô bao gồm những lực lượng có quan hệ trực tiếp tới bản thân doanh nghiệp, tới bộ phận Marketing mà “DN có thể kiểm soát và tác động ngược trở lại được” (1) Môi trường vĩ mô Nguồn: Giáo trình Nguyên lý Marketing (2013)_ Trường đại học Tài chính – Marketing Kinh tế o Khả năng chi tiêu của khách hàng (consumer purchasing power): nhu cầu, giá cả, tình hình kinh tế, thu nhập, nhu cầu tiết kiệm, điều kiện tài chính - tín dụng, tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất; o Thu nhập trung bình tăng: nhu cầu và yêu cầu về tiêu dùng tăng lên o Sự phân bổ về thu nhập trong dân số phân hóa Nhân khẩu học oSự thay đổi về cơ cấu gia đình: xu hướng sống độc thân, gia đình có ít con tạo ra tỷ lệ gia đình có quy mô nhỏ tăng, vai trò phụ nữ nâng cao hơn. oSự chuyển dịch về trình độ văn hóa trong dân cư Nhân khẩu học (tt) o Bùng nổ dân số thế giới: nhu cầu tăng theo, không đủ tài nguyên phục vụ o Những sự chuyển dịch về dân số: tập trung vào các khu đô thị lớn, hoặc các quốc gia có điều kiện và chính sách thoáng về nhập cư o Những thay đổi về cơ cấu tuổi tác trong dân chúng: do tỷ lệ sinh thấp, điều kiện phúc lợi XH, điều kiện kinh tế làm cho tuổi thọ trung bình tăng. Văn hóa o Giá trị văn hóa cốt lõi o Các nhóm văn hóa nhỏ Văn hóa Các yếu tố văn hóa: o Ngôn ngữ (Language) o Tôn giáo (Religion) o Giá trị và thái độ (Values and Attitudes) o Cách cư xử và phong tục (Manner and customs) o Các yếu tố vật chất (Material elements) o Thẩm mĩ (Asthetics) o Giáo dục (Education) Văn hóa Ngôn Ngữ: Ngôn ngữ là sự thể hiện rõ nét của văn hóa vì nó là phương tiện truyền đạt thông tin và ý tưởng Văn hóa Tôn Giáo: Một số tôn giáo chủ yếu: • Phật giáo • Kitô giáo • Hồi giáo • Khổng giáo – Nho giáo • Đạo giáo • Do thái giáo • Ấn Độ giáo Văn hóa Giá trị và thái độ: o Giá trị là những quan niệm làm căn cứ để con người đánh giá đúng và sai, tốt và xấu, quan trọng và không quan trọng… o Thái độ là những khuynh hướng không thay đổi của sự cảm nhận và hành xử theo một hướng xác định đối với một đối tượng Văn hóa Phong tục và cách cư xử: o Phong tục là nếp sống thói quen, là những lề lối trong một xã hội của một nước hay một địa phương: mỹ tục – hủ tục o Cách cư xử là những hành vi được xem là đúng đắn, phù hợp trong một xã hội đặc thù Chính trị - Pháp luật • Hệ thống pháp luật: hiến pháp, đạo luật, pháp lệnh, nghị định… • Quan điểm bảo vệ các đối tượng của quốc gia Công nghệ • Tiến bộ khoa học kỹ thuật: xuất hiện những ngành công nghiệp mới; thay đổi các sản phẩm hiện hữu, xuất hiện các sản phẩm công nghệ mới, rút ngắn chu kỳ sống của SP • Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: cách mạng số hóa Tự nhiên • Sự khan hiếm tài nguyên • Gia tăng chi phí năng lượng • Ô nhiễm môi trường ...

Tài liệu được xem nhiều: