Danh mục

Bài giảng Nguyên lý marketing - Chương 6: Chiến lược sản phẩm (Trường ĐH Tài chính - Marketing)

Số trang: 44      Loại file: pdf      Dung lượng: 834.38 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Nguyên lý marketing - Chương 6: Chiến lược sản phẩm. Sau khi học xong chương này, học viên có thể: làm rõ khái niệm sản phẩm trên quan điểm Marketing; phân tích vai trò của chiến lược sản phẩm trong hoạt động Marketing; phân tích nội dung chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nguyên lý marketing - Chương 6: Chiến lược sản phẩm (Trường ĐH Tài chính - Marketing) CHƯƠNG 6: CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM Mục tiêu chương 6: • Làm rõ khái niệm sản phẩm trên quan điểm Marketing • Phân tích vai trò của chiến lược sản phẩm trong hoạt động Marketing • Phân tích nội dung chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp Nội dung chương 6: 1. Sản phẩm theo quan điểm Marketing 2. Chiến lược sản phẩm 3. Nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm 4. Chiến lược phát triển sản phẩm mới 1. Sản phẩm theo quan điểm Marketing A. Sản phẩm ❖ Khái niệm về sản phẩm • Theo quan điểm cổ điển: Sản phẩm là tổng hợp của các đặc tính vật chất (đặc tính vật lý, hoá học), những yếu tố có thể quan sát, được tập hợp trong một hình thức đồng nhất là vật mang giá trị sử dụng. ❖ Khái niệm về sản phẩm • Theo quan điểm Marketing: - Sản phẩm là những gì mà doanh nghiệp cung cấp, gắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng nhằm thu hút sự chú ý, mua sắm hay sử dụng chúng. - Sản phẩm của mỗi doanh nghiệp thường có những điểm khác biệt về yếu tố vật chất hoặc yếu tố tâm lý - tạo ra sự khác biệt của các sản phẩm có cùng giá trị sử dụng trên cùng một thị trường. Sự khác biệt này này tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngành hàng, quan điểm của mỗi doanh nghiệp….. Các nhân tố cấu thành sản phẩm • Sản phẩm cốt lõi (Core product): là cái mà vì nó khách hàng mua SP. • Sản phẩm cụ thể (Actual product): Những vật thể tạo nên SP cốt lõi, bao gồm 5 yếu tố: bao bì, nhãn hiệu, đặc điểm, chất lượng và kiểu dáng. • Sản phẩm tăng thêm (Augmented product) bao gồm những dịch vụ và lợi ích phụ thêm để phân biệt với SP của các đối thủ cạnh tranh, đó là các vật phẩm trang bị thêm nơi phục vụ, dịch vụ sau bán, bảo hành, giao hàng và cho hưởng tín dụng. 3. Sản phẩm Dv bảo hành tăng thêm Bao bì 2. Sản phẩm Dv cụ thể Dv Nhãn Đặc kỹ trả góp hiệu điểm thuật 1. Sản phẩm Chất Kiểu cốt lõi lượng dáng DV thông tin Nguồn: Giáo trình Nguyên lý Marketing (2013)_ Trường đại học Tài chính – Marketing ❖ Phân loại sản phẩm ▪ Theo mục đích sử dụng của ▪ Theo tính chất phức tạp của các người mua hàng: loại sản phẩm - Hàng tiêu dùng - Hàng đơn giản - Hàng tư liệu sản xuất - Hàng phức tạp ▪ Theo thời gian sử dụng ▪ Theo thói quen mua hàng - Hàng bền - SP tiêu dùng thông thường - Hàng không bền - SP mua tuỳ hứng ▪ Theo đặc điểm cấu tạo - SP mua theo mùa vụ - Sản phẩm hữu hình - SP mua có lựa chọn - Sản phẩm vô hình (Dịch vụ) - SP mua theo nhu cầu đặc biệt - SP mua theo nhu cầu thụ động B. Các quyết định về sản phẩm i. Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm: a/ Khái niệm: • Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu thượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng, được dùng để xác nhận sản phẩm của một người bán hay một nhóm người bán và để phân biệt chúng với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh • Bộ phận cơ bản của nhãn hiệu gồm: - Tên hiệu (brand name): phần đọc được của nhãn hiệu - Dấu hiệu của nhãn hiệu (brand mark): phần không đọc được của nhãn hiệu, bao gồm biểu tượng, hình vẽ, màu sắc hay kiểu chữ đặc thù ….. B. Các quyết định về sản phẩm i. Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm: a/ Khái niệm: • Quản lý nhãn hiệu theo pháp luật: - Dấu hiệu hàng hóa: là toàn bộ nhãn hiệu hay một bộ phận của nó được đăng ký tại cơ quan quản lý nhãn hiệu và do đó được bảo vệ về mặt pháp lý - Quyền tác giả: là quyền chiếm tuyệt đối về sao chụp, xuất bản và bán nội dung và hình thức của một tác phẩm văn học, âm nhạc hay nghệ thuật b/ Chức năng của nhãn hiệu: Chức năng Chức năng Chức năng thực tiễn bảo đảm cá thể hóa Chức năng tạo sự Chức năng Chức năng dễ thích thú chuyên biệt phân biệt c/ Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm Cách đặt tên nhãn Người đứng tên nhãn hiệu • Đặt tên riêng cho mỗi SP • Nhãn hiệu có thể do nhà sản xuất quyết định • Đặt tên chung cho tất cả sản phẩm của DN • Nhãn hiệu có thể do nhà phân • Đặt tên theo từng nhóm hàng phối quyết định • Nhà sản xuất “mướn” tên nhãn hiệu đã nổi tiếng bằng cách trả bản quyền sử dụng tên hiệu đó. ii. Quyết định về đặc tính của sản phẩm • Đặc tính kỹ thuật, lý, hóa: gồm công thức, thành phần, vậ ...

Tài liệu được xem nhiều: