Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế - Trần Kim Thanh
Số trang: 165
Loại file: docx
Dung lượng: 463.48 KB
Lượt xem: 26
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế do thầy Trần Kim Thanh nhằm trang bị cho bạn đọc một số khái niệm và một số vấn đề chung nhất của thống kê như: Thống kê học là gì; lịch sử phát triển của Thống kê học; đối tượng nghiên cứu của Thống kê học;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế - Trần Kim Thanh TS. TRẦN KIM THANH BÀI G NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ Tp. HỒ CHÍ MINH 2015 Chương 1. NHẬP MÔN THỐNG KÊ HỌC Mục tiêu của chương này nhằm trang bị cho bạn đọc một số khái niệm và một số vấn đề chung nhất của thống kê, như: Thống kê học là gì? Lịch sử phát triển của Thống kê học; Đối tượng nghiên cứu của Thống kê học; Một số khái niệm thống kê cơ bản; Các loại thang đo trong thống kê; Hai hình thức trình bảy tài liệu thống kê. Phần lớn trong số các kiến thức nhập môn nói trên sẽ được nhắc lại ở các chương tiếp theo của giáo trình này, với tư cách là các khái niệm và thuật ngữ đã được hiểu thống nhất. I. KHÁI NIỆM VỀ THỐNG KÊ Trước đây, khi chưa có sự tác động của các công cụ toán học, thuật ngữ “thống kê” được hiểu là những dữ liệu được ghi chép một cách có hệ thống để phản ánh các hiện tượng tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Chẳng hạn như số liệu ghi chép về lượng mưa, về nhiệt độ, về độ ẩm không khí trên các vùng lãnh thổ của mỗi quốc gia; số liệt về dân số; GDP, vốn đầu tư phát triển của nền kinh tế; giá trị sản xuất, lao động và vốn sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp… Cùng với sự phát triển của toán học, đặc biệt là Lý thuyết xác suất thống kê toán, thống kê đã trở thành một ngành khoa học quan trọng: khoa học về hệ thống các phương pháp thu nhập và phân tích các dữ liệu về mặt định lượng những hiện tượng nói trên để tìm hiểu bản chất và tính quy luật của chúng. Điều khác biệt cơ bản và quan trọng nhất là ở chỗ: Nếu như trước đây người ta quan niệm thống kê là những dữ liệu xơ cứng thì Lý thuyết xác suất thống kê toán chỉ ra rằng: những dữ liệu thống kê ghi chép đó là những giá trị thể hiện của các phần tử ngẫu nhiên và các tiêu thức quan sát chính là các phần tử ngẫu nhiên. Đây chính là chiếc cầu nối liền giữa toán học với thống kê học, nó giúp cho việc chuyển tải các công cụ của toán học và đặc biệt là của lý thuyết xác suất thống kê toán vào giải quyết các vấn đề của thống kê học như: Ước lượng, kiểm định, phân tích hồi quy, phân tích phương sai,... Chiếc cầu nối này giúp chúng ta tìm hiểu các quy luật – cái tất nhiên – thông qua số lớn các quan sát ngẫu nhiên bới Luật số lớn nổi tiếng. Vì thế, nếu nói Lý thuyết thống kê chính là một loại toán học ứng dụng là có căn cứ. Chẳng hạn, qua số liệu về kết quả sản xuất, lao động và thu nhập của lao động ở một doanh nghiệp theo thời gian. Sử dụng các phương pháp của thống kê học, ta có thể tính được các chỉ tiêu năng suất lao động, thu nhập bình quận của lao động. Qua đó phân tích được tính quy luật của sự biến động năng suất lao động và thu nhập bình quân của lao động, phân tích được tính quy luật giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng thu nhập bình quân của lao động… từ đó giúp lãnh đạo doanh nghiệp có những giải pháp kịp thời. II. SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỐNG KÊ HỌC Thống kê học ra đời và phát triển xuất phát từ nhu cầu của hoạt động thực tiễn xã hội. Để trở thành một môn khoa học độc lập như ngày nay, thống kê học đã có một quá trình phát triển lâu dài từ đơn giản đến phức tạp, đúc rút dần thành lý luận ngày càng hoàn chỉnh. Ngay từ thời bình minh của nhân loại, các di chỉ khảo cổ ở Trung Quốc, Hy Lạp, La Mã, Ai Cập,… cho thấy các bộ lạc, bộ tộc đã biết cách ghi chép để năm được số dân, số súc vật, số nô lệ… Mặc dù việc ghi chép còn rất đơn giản và cục bộ trong từng phạm vi hẹp. Trong xã hội phong kiến, thống kê học đã có những bước phát triển vượt bậc so với thời cổ đại. Việc ghi chép, đăng ký dân số, tài sản… được tiến hành ở phạm vi rộng hơn, mang tính thống kê rõ hơn. Song, nó vẫn mang tính tự phát, thiếu khoa học, chưa thật sự trở thành một môn khoa học độc lập. Đến cuối thể kỷ thứ XVII, cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, các phương pháp ghi chép và phân tích mặt lượng của các hiện tượng kinh tế xã hội đã được các nhà khoa học đúc kết thành lý luận. Nhiều ấn phẩm về lĩnh vực này đã được ra đời. Ở một số trường đại học người ta bắt đầu giảng dạy về lý luận thống kê, về phương pháp nghiên cứu hiện tượng kinh tế xã hội dựa vào số liệu điều tra cụ thể. Công tác thống kê phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin thường xuyên về tình hình sản xuất và cung ứng hàng hóa, nguyên liệu, lao động… của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, phục vụ cho các mục đích kinh tế, chính trị và quân sự của nhà nước tư bản và của các nhà tư bản. Năm 1682, William Petty (1623 – 1687) nhà kinh tế học người Anh đã cho xuất bản cuốn “Số học chính trị”. Đây là tác phẩm đầu tiên nghiên cứu các hiện tượng xã hội thông qua sử dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích các dữ liệu thống kê. K.Marx đã mệnh danh cho William Petty là người sáng lập ra môn thống kê học1. Đến giữa thế kỷ XVIII (năm 1759), G.Achenwall (1719 – 1772), một giáo sư đại học người Đức, lần đầu tiên dùng từ “Statistic” (sau này được dịch là Thống kê) để chỉ phương pháp nghiên cứu nói trên, và quan niệm đó là môn học so sánh các nước khác nhau về mọi mặt qua các dữ liệu thu nhập được. Những thành tựu của của khoa học tự nhiên trong thời kỳ này, đặc biệt là sự ra đời của lý thuyết xác suất và thống kê toán, đã có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển và hoàn thiện của thống kê học, để nó trở thành một môn khoa học thật sự độc lập. Nếu như trước đây thống kê là các con số xơ cứng thì bằng công cụ xác suất và thống kê toán, toán học đã thổi hồn vào đó, khiến cho các con số biết nói. Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa cùng với những thành tựu nổi bật về khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của thống kê học. Thống kê trở thành một công cụ quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Ngày nay, thống kê được coi là một trong những công cụ quản lý kinh tế và quản lý xã hội quan trọng. Thông qua nghiên cứu tính quy luật về l ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế - Trần Kim Thanh TS. TRẦN KIM THANH BÀI G NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ Tp. HỒ CHÍ MINH 2015 Chương 1. NHẬP MÔN THỐNG KÊ HỌC Mục tiêu của chương này nhằm trang bị cho bạn đọc một số khái niệm và một số vấn đề chung nhất của thống kê, như: Thống kê học là gì? Lịch sử phát triển của Thống kê học; Đối tượng nghiên cứu của Thống kê học; Một số khái niệm thống kê cơ bản; Các loại thang đo trong thống kê; Hai hình thức trình bảy tài liệu thống kê. Phần lớn trong số các kiến thức nhập môn nói trên sẽ được nhắc lại ở các chương tiếp theo của giáo trình này, với tư cách là các khái niệm và thuật ngữ đã được hiểu thống nhất. I. KHÁI NIỆM VỀ THỐNG KÊ Trước đây, khi chưa có sự tác động của các công cụ toán học, thuật ngữ “thống kê” được hiểu là những dữ liệu được ghi chép một cách có hệ thống để phản ánh các hiện tượng tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Chẳng hạn như số liệu ghi chép về lượng mưa, về nhiệt độ, về độ ẩm không khí trên các vùng lãnh thổ của mỗi quốc gia; số liệt về dân số; GDP, vốn đầu tư phát triển của nền kinh tế; giá trị sản xuất, lao động và vốn sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp… Cùng với sự phát triển của toán học, đặc biệt là Lý thuyết xác suất thống kê toán, thống kê đã trở thành một ngành khoa học quan trọng: khoa học về hệ thống các phương pháp thu nhập và phân tích các dữ liệu về mặt định lượng những hiện tượng nói trên để tìm hiểu bản chất và tính quy luật của chúng. Điều khác biệt cơ bản và quan trọng nhất là ở chỗ: Nếu như trước đây người ta quan niệm thống kê là những dữ liệu xơ cứng thì Lý thuyết xác suất thống kê toán chỉ ra rằng: những dữ liệu thống kê ghi chép đó là những giá trị thể hiện của các phần tử ngẫu nhiên và các tiêu thức quan sát chính là các phần tử ngẫu nhiên. Đây chính là chiếc cầu nối liền giữa toán học với thống kê học, nó giúp cho việc chuyển tải các công cụ của toán học và đặc biệt là của lý thuyết xác suất thống kê toán vào giải quyết các vấn đề của thống kê học như: Ước lượng, kiểm định, phân tích hồi quy, phân tích phương sai,... Chiếc cầu nối này giúp chúng ta tìm hiểu các quy luật – cái tất nhiên – thông qua số lớn các quan sát ngẫu nhiên bới Luật số lớn nổi tiếng. Vì thế, nếu nói Lý thuyết thống kê chính là một loại toán học ứng dụng là có căn cứ. Chẳng hạn, qua số liệu về kết quả sản xuất, lao động và thu nhập của lao động ở một doanh nghiệp theo thời gian. Sử dụng các phương pháp của thống kê học, ta có thể tính được các chỉ tiêu năng suất lao động, thu nhập bình quận của lao động. Qua đó phân tích được tính quy luật của sự biến động năng suất lao động và thu nhập bình quân của lao động, phân tích được tính quy luật giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng thu nhập bình quân của lao động… từ đó giúp lãnh đạo doanh nghiệp có những giải pháp kịp thời. II. SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỐNG KÊ HỌC Thống kê học ra đời và phát triển xuất phát từ nhu cầu của hoạt động thực tiễn xã hội. Để trở thành một môn khoa học độc lập như ngày nay, thống kê học đã có một quá trình phát triển lâu dài từ đơn giản đến phức tạp, đúc rút dần thành lý luận ngày càng hoàn chỉnh. Ngay từ thời bình minh của nhân loại, các di chỉ khảo cổ ở Trung Quốc, Hy Lạp, La Mã, Ai Cập,… cho thấy các bộ lạc, bộ tộc đã biết cách ghi chép để năm được số dân, số súc vật, số nô lệ… Mặc dù việc ghi chép còn rất đơn giản và cục bộ trong từng phạm vi hẹp. Trong xã hội phong kiến, thống kê học đã có những bước phát triển vượt bậc so với thời cổ đại. Việc ghi chép, đăng ký dân số, tài sản… được tiến hành ở phạm vi rộng hơn, mang tính thống kê rõ hơn. Song, nó vẫn mang tính tự phát, thiếu khoa học, chưa thật sự trở thành một môn khoa học độc lập. Đến cuối thể kỷ thứ XVII, cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, các phương pháp ghi chép và phân tích mặt lượng của các hiện tượng kinh tế xã hội đã được các nhà khoa học đúc kết thành lý luận. Nhiều ấn phẩm về lĩnh vực này đã được ra đời. Ở một số trường đại học người ta bắt đầu giảng dạy về lý luận thống kê, về phương pháp nghiên cứu hiện tượng kinh tế xã hội dựa vào số liệu điều tra cụ thể. Công tác thống kê phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin thường xuyên về tình hình sản xuất và cung ứng hàng hóa, nguyên liệu, lao động… của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, phục vụ cho các mục đích kinh tế, chính trị và quân sự của nhà nước tư bản và của các nhà tư bản. Năm 1682, William Petty (1623 – 1687) nhà kinh tế học người Anh đã cho xuất bản cuốn “Số học chính trị”. Đây là tác phẩm đầu tiên nghiên cứu các hiện tượng xã hội thông qua sử dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích các dữ liệu thống kê. K.Marx đã mệnh danh cho William Petty là người sáng lập ra môn thống kê học1. Đến giữa thế kỷ XVIII (năm 1759), G.Achenwall (1719 – 1772), một giáo sư đại học người Đức, lần đầu tiên dùng từ “Statistic” (sau này được dịch là Thống kê) để chỉ phương pháp nghiên cứu nói trên, và quan niệm đó là môn học so sánh các nước khác nhau về mọi mặt qua các dữ liệu thu nhập được. Những thành tựu của của khoa học tự nhiên trong thời kỳ này, đặc biệt là sự ra đời của lý thuyết xác suất và thống kê toán, đã có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển và hoàn thiện của thống kê học, để nó trở thành một môn khoa học thật sự độc lập. Nếu như trước đây thống kê là các con số xơ cứng thì bằng công cụ xác suất và thống kê toán, toán học đã thổi hồn vào đó, khiến cho các con số biết nói. Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa cùng với những thành tựu nổi bật về khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của thống kê học. Thống kê trở thành một công cụ quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Ngày nay, thống kê được coi là một trong những công cụ quản lý kinh tế và quản lý xã hội quan trọng. Thông qua nghiên cứu tính quy luật về l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế Nguyên lý thống kê kinh tế Thống kê kinh tế Thống kê học Lịch sử Thống kê học Đối tượng Thống kê họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận học phần Nguyên lý thống kê kinh tế
20 trang 306 0 0 -
21 trang 151 0 0
-
93 trang 95 0 0
-
42 trang 85 0 0
-
40 trang 82 0 0
-
TIỂU LUẬN: Giới thiệu về tập đoàn kiểm toán quốc tế Deloitte Touche Tohmatsu
21 trang 76 0 0 -
Tiểu luận triết học Tính tất yếu của quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
13 trang 73 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu thống kê nhà ở xã hội tại Việt Nam
173 trang 61 0 0 -
Khái quát về Nguyên lý thống kê kinh tế
14 trang 58 0 0 -
4 trang 51 5 0