Danh mục

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin - TS. Ông Văn Nam

Số trang: 35      Loại file: pdf      Dung lượng: 635.69 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 14,000 VND Tải xuống file đầy đủ (35 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin nhằm nêu thế giới quan, phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin - TS. Ông Văn NamNHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢNCỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN TS. ÔNG VĂN NĂM ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM Phần thứ nhất THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬNTRIẾT HỌC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNINChương I: Chủ nghĩa duy vật biện chứngChương II: Phép biện chứng duy vậtChương III: Chủ nghĩa duy vật lịch sử 2 ĐỊNH NGHĨA VỀ THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quanniệm của con người về thế giới, về bản thân conngười, về cuộc sống và vị trí của con người trong thếgiới đó. Thế giới quan có 3 loại hình cơ bản: -Thế giới quan huyền thoại là phương thức cảmnhận thế giới đặc trưng cho “tư duy nguyên thủy”.Thế giới quan huyền thoại là sự hoà quyện các yếutố tri thức và cảm xúc, lý trí và tín ngưỡng, hiện thựcvà tưởng tượng, cái thật và cái hoang đường, cáithần và cái người, … 3 ĐỊNH NGHĨA VỀ THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN - Thế giới quan tôn giáo là hình thái mới để thếgiới quan thể hiện sự đa dạng và qua đó thâm nhậpsâu hơn vào cuộc sống thường ngày của con người.Trong thế giới quan tôn giáo tín ngưỡng cao hơn lýtrí, cái ảo lấn át cái thực, cái thần vượt trội cái người. - Thế giới quan triết học diễn tả quan điểm,quan niệm của con người về thế giới dưới dạng hệthống các khái niệm, phạm trù đóng vai trò nhưnhững bậc thang trong quá trình nhận thức thế giới.Tư duy triết học là tư duy lý luận, là tư duy đạt đếntrình độ tự giác. 4 ĐỊNH NGHĨA VỀ THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN- Thế giới quan triết học tạo nên hệ thống lý luận baogồm những quan niệm chung nhất về thế giới với tưcách một chỉnh thể.- Thế giới quan triết học giữ vai trò định hướng choquá trình củng cố và phát triển thế giới quan của mỗicá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử.- Triết học là học thuyết về thế giới quan, là hạtnhân lý luận về thế giới quan. Triết học làm cho thếgiới quan phát triển như một quá trình tự giác trên sựtổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các khoahọc đưa lại. 5 ĐỊNH NGHĨA VỀ THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬNPhương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệthống các quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo conngười tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng cácphương pháp trong nhận thức và hoạt động thực tiễn 6 Chương I: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNGI. CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG1. Sự đối lập giữa CNDV và CNDT trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết họcPh.Ăngghen viết “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Trong trường hợp này có thể hiểu là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. 7 Chương I: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG1. Sự đối lập giữa CNDV và CNDT trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học- Mặt thứ nhất (bản thể luận): Giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?- Mặt thứ hai (nhận thức luận): Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Mối quan hệ giữa VC và YT trở thành vấn đề cơ bản của triết học vì việc giải quyết vấn đề này là cơ sở và là điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học. Hơn nữa, việc giải quyết các mối quan hệ trên là tiêu chuẩn để xác định lập trường thế giới quan của các triết gia và học thuyết của họ. 8 Chương I: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG1. Sự đối lập giữa CNDV và CNDT trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học- Giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản triết học có 3 cách trả lời.+ Nhà triết học nào cho rằng VC có trước, YT có sau, VC quyết định YT gọi là CNDV.+ Nhà triết học nào cho rằng YT là cái có trước, VC là cái có sau, YT quyết định VC gọi là CNDT.+ Giữa VC và YT tồn tại độc lập không cái nào sinh ra cái nào, không cái nào quyết định cái nào gọi là triết học nhị nguyên. 9 Chương I: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG1. Sự đối lập giữa CNDV và CNDT trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết họcGiải quyết mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học?+ Khẳng định con người có khả năng nhận thức được thế giới gọi là thuyết khả tri.+ Khẳng định con người không có khả năng nhận thức được thế giới gọi là thuyết bất khả tri hay thuyết không thể biết. 10 Câu hỏi thảo luận1. Loại vấn đề nào sẽ có khả năng trở thành v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: