Bài giảng Những vấn đề tiếng Việt hiện đại: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng
Số trang: 41
Loại file: pdf
Dung lượng: 553.38 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
(NB) Bài giảng Những vấn đề tiếng Việt hiện đại được biên soạn nhằm mục đích phục vụ cho việc giảng dạy. Nội dung gồm 2 phần lớn, phần 1 là sơ lược về sự hình thành và phát triển của ngữ pháp chức năng, cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt theo quan điểm ngữ pháp chức năng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Những vấn đề tiếng Việt hiện đại: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM XÃ HỘI Bài giảng học phần NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI Chương trình Đại học ngành Sư phạm Ngữ văn Giảng viên: NGUYỄN THỊ HỒNG HUỆ Khoa Sư phạm Xã hội QUẢNG NGÃI, THÁNG 7/2019 1 Chương 1 SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG 1.1. Khái niệm về ngữ pháp chức năng Theo tác giả Cao Xuân Hạo, ngữ pháp chức năng là một lí thuyết và một hệ phương pháp được xây dựng trên quan điểm coi ngôn ngữ như một phương tiện thực hiện sự giao tiếp giữa người và người. Ngữ pháp cổ điển, ngữ pháp cấu trúc luận ở phần giữa thế kỉ và ngữ pháp sản sinh ở thời kì kế theo đều tập trung sự chú ý vào phần hình thức của ngôn ngữ, cố gắng khảo sát xem cái công cụ giao tiếp ấy được thiết bị như thế nào (để làm tròn chức năng của nó) mà không chú ý tìm hiểu cách hoạt động của nó trong khi thực hiện chức năng ấy. Ngữ pháp sản sinh ra đời và phát triển rầm rộ trong mười mấy năm kể từ 1957 là năm cuốn Syntactic Structures của N. Chomsky ra đời, đã khắc phục được tình trạng coi nhẹ cú pháp và quan niệm tĩnh đối với cấu trúc của câu, nhưng chưa có được một nhãn quan thích hợp với bản chất của ngôn ngữ với tư cách là công cụ giao tiếp. Nó vẫn tập trung hết sự chú ý vào mặt hình thức, vào “tính ngữ pháp” (grammaticalness) được coi như một cái gì độc lập đối với nghĩa và đối với công dụng của câu trong giao tiếp. Ngữ pháp chức năng tự đặt cho mình nhiệm vụ nghiên cứu, miêu tả và giải thích các quy tắc chi phối hoạt động của ngôn ngữ trên các bình diện của mặt hình thức và mặt nội dung trong mối liên hệ có tính chức năng (trong mối liên hệ giữa những phương tiện và những mục đích) thông qua việc quan sát cách sử dụng ngôn ngữ trong những tình huống giao tiếp hiện thực. Mục đích cuối cùng của hoạt động ngôn ngữ là thực hiện sự giao tiếp giữa người và người trong xã hội, kể từ việc truyền đạt cho nhau những điều cần biết hoặc yêu cầu nhau truyền đạt những điều cần biết, cho đến thúc đẩy nhau hành động. Và phương tiện để làm việc đó là sử dụng ngôn từ. 2 Như vậy, một lời nói cũng là một hành động như bất cứ hành động nào khác của con người có tác động đến người khác. Nguyên nhân của hành động ngôn từ, mục đích và tác dụng của nó là những sự kiện bất kì, nhưng phương thức của nó hoàn toàn xác định. Sự khác nhau giữa hành động ngôn từ với các hành động khác là ở chỗ nó tác động thông qua nghĩa của nó. Nếu lời nói không có nghĩa, hoặc nếu người nghe không hiểu nghĩa của lời nói, thì lời nói không còn là một hành động ngôn từ, tuy nhiều khi nó có thể có hiệu quả quan trọng, nhưng hiệu quả đó không có liên quan đến nội dung được truyền đạt. Nghĩa chính là điều được truyền đạt trong lời nói. Nó có phần độc lập đối với mục đích và tác dụng của hành động nói năng, vì mục đích và tác dụng ấy có thể được thực hiện bằng nhiều cách, trong đó có cả những cách hành động không phải bằng ngôn từ. Chẳng hạn, muốn cho người nghe mở cửa sổ, người nói có thể dùng một câu tùy tình huống, có hình thức: - Câu mệnh lệnh: Mở cửa sổ ra! - Câu hỏi: Cửa sổ này sao cứ phải đóng im ỉm thế này? - Câu trần thuật: Ở đây ngột ngạt quá. Mặt khác, cũng một câu : Ở đây ngột ngạt lắm! Tùy từng hoàn cảnh, có thể được dùng như: - Một nhận xét có ý chê một căn phòng định thuê ; - Một lời khước từ đáp lại một đề nghị ngồi chơi; - Một lời gợi ý cho người nghe cùng đi ra ngoài; - Một lời phê phán đối với “không khí nặng nề” của một cuộc đối thoại. Như vậy, trong nội dung hay ý nghĩa của một câu nói có thể thấy rõ có hai phần khác nhau, một phần toát ra từ bản thân câu nói (nghĩa “nguyên văn”) tách ra khỏi mọi tình huống và một phần mà câu nói có được khi được dùng trong một tình huống nhất định vào một mục đích nhất định (nghĩa “ngôn trung”). Trong ngôn ngữ học truyền thống, khi nói đến nghĩa, người ta chỉ nghĩ đến nghĩa của các từ chứ không thấy cần phân tích kĩ nghĩa của câu, vì nghĩ rằng, nó chẳng qua là nghĩa của các từ kết hợp lại mà thành. Thật ra, nếu từ tách ra khỏi câu, 3 nghĩa là tách ra khỏi cách dùng của nó trong lời nói, không thể có nghĩa gì hết. Cái mà người ta gọi là nghĩa của từ (như cách giải nghĩa từ trong từ điển) thật ra là nghĩa của những câu chỉ gồm có mỗi một từ ấy và là cái khả năng của từ ấy được dùng để chỉ (để gọi tên) những sự vật nhất định. Cho nên, bên cạnh bình diện nghĩa học truyền thống phải thêm cho ngôn ngữ học một bình diện dụng pháp và ta có được một mô hình ba bình diện bổ sung cho mô hình lưỡng phân “năng biểu - sở biểu” của Saussure, vốn thích hợp cho đơn vị cơ bản của kí mã ngôn ngữ xét như một hệ thống kí hiệu ở ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Những vấn đề tiếng Việt hiện đại: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM XÃ HỘI Bài giảng học phần NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI Chương trình Đại học ngành Sư phạm Ngữ văn Giảng viên: NGUYỄN THỊ HỒNG HUỆ Khoa Sư phạm Xã hội QUẢNG NGÃI, THÁNG 7/2019 1 Chương 1 SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG 1.1. Khái niệm về ngữ pháp chức năng Theo tác giả Cao Xuân Hạo, ngữ pháp chức năng là một lí thuyết và một hệ phương pháp được xây dựng trên quan điểm coi ngôn ngữ như một phương tiện thực hiện sự giao tiếp giữa người và người. Ngữ pháp cổ điển, ngữ pháp cấu trúc luận ở phần giữa thế kỉ và ngữ pháp sản sinh ở thời kì kế theo đều tập trung sự chú ý vào phần hình thức của ngôn ngữ, cố gắng khảo sát xem cái công cụ giao tiếp ấy được thiết bị như thế nào (để làm tròn chức năng của nó) mà không chú ý tìm hiểu cách hoạt động của nó trong khi thực hiện chức năng ấy. Ngữ pháp sản sinh ra đời và phát triển rầm rộ trong mười mấy năm kể từ 1957 là năm cuốn Syntactic Structures của N. Chomsky ra đời, đã khắc phục được tình trạng coi nhẹ cú pháp và quan niệm tĩnh đối với cấu trúc của câu, nhưng chưa có được một nhãn quan thích hợp với bản chất của ngôn ngữ với tư cách là công cụ giao tiếp. Nó vẫn tập trung hết sự chú ý vào mặt hình thức, vào “tính ngữ pháp” (grammaticalness) được coi như một cái gì độc lập đối với nghĩa và đối với công dụng của câu trong giao tiếp. Ngữ pháp chức năng tự đặt cho mình nhiệm vụ nghiên cứu, miêu tả và giải thích các quy tắc chi phối hoạt động của ngôn ngữ trên các bình diện của mặt hình thức và mặt nội dung trong mối liên hệ có tính chức năng (trong mối liên hệ giữa những phương tiện và những mục đích) thông qua việc quan sát cách sử dụng ngôn ngữ trong những tình huống giao tiếp hiện thực. Mục đích cuối cùng của hoạt động ngôn ngữ là thực hiện sự giao tiếp giữa người và người trong xã hội, kể từ việc truyền đạt cho nhau những điều cần biết hoặc yêu cầu nhau truyền đạt những điều cần biết, cho đến thúc đẩy nhau hành động. Và phương tiện để làm việc đó là sử dụng ngôn từ. 2 Như vậy, một lời nói cũng là một hành động như bất cứ hành động nào khác của con người có tác động đến người khác. Nguyên nhân của hành động ngôn từ, mục đích và tác dụng của nó là những sự kiện bất kì, nhưng phương thức của nó hoàn toàn xác định. Sự khác nhau giữa hành động ngôn từ với các hành động khác là ở chỗ nó tác động thông qua nghĩa của nó. Nếu lời nói không có nghĩa, hoặc nếu người nghe không hiểu nghĩa của lời nói, thì lời nói không còn là một hành động ngôn từ, tuy nhiều khi nó có thể có hiệu quả quan trọng, nhưng hiệu quả đó không có liên quan đến nội dung được truyền đạt. Nghĩa chính là điều được truyền đạt trong lời nói. Nó có phần độc lập đối với mục đích và tác dụng của hành động nói năng, vì mục đích và tác dụng ấy có thể được thực hiện bằng nhiều cách, trong đó có cả những cách hành động không phải bằng ngôn từ. Chẳng hạn, muốn cho người nghe mở cửa sổ, người nói có thể dùng một câu tùy tình huống, có hình thức: - Câu mệnh lệnh: Mở cửa sổ ra! - Câu hỏi: Cửa sổ này sao cứ phải đóng im ỉm thế này? - Câu trần thuật: Ở đây ngột ngạt quá. Mặt khác, cũng một câu : Ở đây ngột ngạt lắm! Tùy từng hoàn cảnh, có thể được dùng như: - Một nhận xét có ý chê một căn phòng định thuê ; - Một lời khước từ đáp lại một đề nghị ngồi chơi; - Một lời gợi ý cho người nghe cùng đi ra ngoài; - Một lời phê phán đối với “không khí nặng nề” của một cuộc đối thoại. Như vậy, trong nội dung hay ý nghĩa của một câu nói có thể thấy rõ có hai phần khác nhau, một phần toát ra từ bản thân câu nói (nghĩa “nguyên văn”) tách ra khỏi mọi tình huống và một phần mà câu nói có được khi được dùng trong một tình huống nhất định vào một mục đích nhất định (nghĩa “ngôn trung”). Trong ngôn ngữ học truyền thống, khi nói đến nghĩa, người ta chỉ nghĩ đến nghĩa của các từ chứ không thấy cần phân tích kĩ nghĩa của câu, vì nghĩ rằng, nó chẳng qua là nghĩa của các từ kết hợp lại mà thành. Thật ra, nếu từ tách ra khỏi câu, 3 nghĩa là tách ra khỏi cách dùng của nó trong lời nói, không thể có nghĩa gì hết. Cái mà người ta gọi là nghĩa của từ (như cách giải nghĩa từ trong từ điển) thật ra là nghĩa của những câu chỉ gồm có mỗi một từ ấy và là cái khả năng của từ ấy được dùng để chỉ (để gọi tên) những sự vật nhất định. Cho nên, bên cạnh bình diện nghĩa học truyền thống phải thêm cho ngôn ngữ học một bình diện dụng pháp và ta có được một mô hình ba bình diện bổ sung cho mô hình lưỡng phân “năng biểu - sở biểu” của Saussure, vốn thích hợp cho đơn vị cơ bản của kí mã ngôn ngữ xét như một hệ thống kí hiệu ở ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Những vấn đề tiếng Việt hiện đại Những vấn đề tiếng Việt hiện đại Tiếng Việt hiện đại Sư phạm Ngữ văn Tình thái của vị ngữGợi ý tài liệu liên quan:
-
Khoá luận tốt nghiệp: Văn hóa làng quê trong thơ Nguyễn Bính trước cách mạng tháng tám năm 1945
61 trang 568 0 0 -
Khoá luận tốt nghiệp: Đặc điểm thi pháp truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
144 trang 382 0 0 -
Khoá luận tốt nghiệp Sư phạm Ngữ Văn: Một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường
57 trang 247 1 0 -
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Văn học Nga - Mỹ năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 trang 222 0 0 -
47 trang 196 1 0
-
3 trang 150 0 0
-
Khoá luận tốt nghiệp: Yếu tố kì ảo trong tác phẩm Harry Potter
87 trang 143 0 0 -
117 trang 104 0 0
-
74 trang 74 0 0
-
48 trang 70 0 0