Danh mục

Bài giảng Nội bệnh lý 2: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

Số trang: 75      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.24 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội bệnh lý 2 là môn học thiết yếu trong quá trình đào tạo Bác sĩ đa khoa, trình độ đại học. Bài giảng Nội bệnh lý 2 được chia thành 2 phần, phần 1 cung cấp cho sinh viên những nội dung về khái niệm, yếu tố nguy cơ, triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; hen phế quản; viêm phổi;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nội bệnh lý 2: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA Y Bài giảng NỘI BỆNH LÝ 2 Biên soạn: BS.CK1 Nguyễn Hùng Trấn Hậu Giang – 2022 LƯU HÀNH NỘI BỘ LỜI GIỚI THIỆU ------------Nội bệnh lý 2 là môn học thiết yếu trong quá trình đào tạo Bác sĩ đa khoa,trình độ đại học. Trong chương trình giảng dạy tại Trường Đại học VõTrường Toản, học phần có thời lượng 15 tiết tương ứng 1 tín chỉ.Mục tiêu học tập học phần Nội bệnh lý 2 giúp sinh viên ngành Y khoatrang bị kiến thức nền tảng và các ứng dụng trong lĩnh vực Hô hấp – Thậntiết niệu, nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo.Bài giảng gồm 8 chương giới thiệu về các bệnh lý trong lĩnh vực hô hấp –thận tiết niệu. LỜI TỰA ------------Bài giảng Nội bệnh lý 2 được biên soạn và thẩm định theo các quy chế,quy định hiện hành. Khoa Y hy vọng sẽ cung cấp các nội dung kiến thứcsúc tích về học phần, hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên trong quá trình học tập.Bên cạnh đó, bài giảng không thể tránh khỏi các thiếu sót ngoài ý muốn,Khoa Y rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ sinh viên và ngườiđọc để bài giảng được hoàn thiện hơn. Hậu Giang, ngày … tháng … năm 2022 CHƯƠNG I BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH1.1. Thông tin chung1.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài họcBài học cung cấp kiến thức tổng quát về cách tiếp cận, chẩn đoánvà xử trí COPD.1.1.2. Mục tiêu học tập1. Trình bày được triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnhphôi tắc nghẽn mạn tính.2. Trình bày chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt của bệnhphổi tắc nghẽn mạn tính.3. Trình bày được phân mức độ nặng của bệnh phổi tắc nghẽnmạn tính.4. Trình bày được điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạnổn định.5. Trình bày được điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.1.1.3. Chuẩn đầu raHiểu và áp dụng được kiến thức về COPD1.1.4. Tài liệu giảng dạy1.1.4.1 Giáo trình Bệnh học nội khoa – Y Hà Nội1.1.4.2 Tài liệu tham khảo : Bệnh học nội khoa – ĐH Y dượcTPHCM1.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tậpSinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đếnbài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập,trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọccác tài liệu tham khảo.1.2. Nội dung chínhĐỊNH NGHĨABệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là bệnh thường gặp, cóthể dự phòng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi sự tắc nghẽnluồng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn, sự cản trở thông khínày thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bấtthường của phổi với các phân tử hoặc khí độc hại mà trong đókhói thuốc đóng vai trò hàng đầu. Đợt cấp BPTMNT và các bệnhđồng mắc góp phần làm nặng thêm bệnh.DỊCH TỄ HỌC BPTNMTTheo Tổ chức Y tế thế giới ước tính có khoảng 340 triệu ngườimắc BPTNMT trên thế giới, với tỷ lệ mắc bệnh là 1,01% dân sốthế giới vào năm 2001. Bệnh được xếp hàng thứ tư trong cácnguyên nhân gây tử vong và là nguyên nhân gây tàn phế đứnghàng thứ mười hai. Dự đoán trong thập kỷ này số người mắcBPTNMT sẽ tăng gấp 3-4 lần và đến năm 2020 bệnh sẽ đứng hàngthứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong và đứng hàng thứ nămtrong gánh nặng bệnh tật toàn cầu.Tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao nhất ở những nước đãvà đang thịnh hành việc hút thuốc ngược lại tỷ lệ mắc bệnh phổitắc nghẽn mạn tính thấp ở những nước ít hút thuốc hơn hay nhữngnước có tỷ lệ tiêu thụ thuốc lá trên mỗi cá thể thấp.Tần suất mắc BPTNMT trung bình và nặng ở Việt Nam đứng caonhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương chiếm 6,7% dân số.Ngô Quý Châu và cộng sự (2006) nghiên cứu tỷ lệ mắc BPTNMTtrong dân cư một số tỉnh thành phố phía Bắc cho thấy tỉ lệ mắcbệnh chung cho cả hai giới là 5,1%, tỷ lệ mắc bệnh ở nam là 6,7%và ở nữ giới là 3,3%. Theo Đinh Ngọc Sĩ và cộng sự (2009) nhậnthấy tỉ lệ mắc BPTNMT ở những đối tượng trên 40 tuổi là 4,2%.CÁC YẾU TỐ NGUY CƠHút thuốc:Là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của BPTNMT. Khoảng 15 -20% số những người hút thuốc có triệu chứng lâm sàng của bệnhphổi tắc nghẽn mạn tính và có khoảng 80- 90% các bệnh nhânbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có hút thuốc. Trẻ em trong gia đìnhcó người hút thuốc bị các bệnh đường hô hấp với tỷ lệ cao hơn trẻem trong gia đình không có người hút thuốc.Các yếu tố khác:Yếu tố môi trường+ Ồ nhiễm môi trường: tiếp xúc nặng nề với bụi và hoá chất nghềnghiệp (hơi, chất kích thích, khói), ô nhiễm không khí trong vàngoài nhà (khói bếp do đun củi, rơm, than...).+ Nhiễm trùng đường hô hấp: Nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ emdới 8 tuổi gây tổn thương lốp tế bào biểu mô đường hô hấp và cáctế bào lông chuyển, làm giảm khả năng chông đỡ của phổi. Nhiễmvirus, đặc biệt virus hợp bào hô hấp có khả năng làm tăng tínhphản ứng phế quản, tạo cơ hội cho bệnh phát triển.Yếu tố cá thể+ Tăng tính phản ứng của phế quản: là yếu tố” nguy cơ phát triểnbệnh phổi mạn tính tắc nghẽn. Tăng tính phản ứng phế quản gặpvới tỷ lệ 8-14% ở người bình thường.+ Thiếu al- antitrypsin: là yếu tố di truyền được xác định chắcchắn gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.+ Tuổi: tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao hơn ở ngườigià.CƠ CHÊ BỆNH SINHĐặc điểm bệnh sinh của BPTNMT là quá trình viêm nhiễmthường xuyên toàn bộ đường dẫn khí và nhu mô. Xâm nhập đạithực bào, tế bào lympho T (chủ yếu là CD8) và bạch cầu đa nhântrung tính. Các tế bào viêm giải phóng ra rất nhiều chất trung gianhoạt mạch gồm: leucotrien B4 (LTB4), interleukin 8 (IL-8), yếu tốhoại tử u a (TNF- a) và các chất khác có khả năng phá huỷ cấutrúc của phổi và/hoặc duy trì tình trạng viêm gây tăng bạch cầutrung tính.Hít phải khói bụi và các chất độc, hút thuốc có thể gây ra tìnhtrạng viêm cũng như phá huỷ cấu trúc phế quản và phổi. Tìnhtrạng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: