Danh mục

Bài giảng Phần 1. Cơ sở kinh tế và kỹ thuật của QHLN - Chương 3. Cơ sở kĩ thuật của quy hoạch lâm nghiệp - ThS. Vi Việt Đức

Số trang: 69      Loại file: ppt      Dung lượng: 580.50 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 35,000 VND Tải xuống file đầy đủ (69 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tuổi lâm phần: - Tuổi của lâm phần là số năm cần thiết để cây rừng hoặc lâm phần đạt tới một trạng thái nhất định trong quá trình sinh trưởng của nó. - Theo quan điểm năng lực sinh trưởng người ta phân biệt giữa tuổi tuyệt đối, tuổi sinh trưởng và tuổi kinh doanh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phần 1. Cơ sở kinh tế và kỹ thuật của QHLN - Chương 3. Cơ sở kĩ thuật của quy hoạch lâm nghiệp - ThS. Vi Việt Đức CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN3.1. Chu kỳ kinh doanh3.1.1. Tuổi lâm phần- Tuổi của lâm phần là số năm cần thiết để câyrừng hoặc lâm phần đạt tới một trạng thái nhấtđịnh trong quá trình sinh trưởng của nó.- Theo quan điểm năng lực sinh trưởng người taphân biệt giữa tuổi tuyệt đối, tuổi sinh trưởng vàtuổi kinh doanh.+ Tuổi tuyệt đối: tuổi tính từ lúc trồng+ Tuổi sinh trưởng: khoảng thời gian mà trong đócây rừng thực sự sinh trưởng+ Tuổi kinh doanh: tuổi tương ứng để cây rừng đạtđược năng xuất thực trong điều kiện sinh trưởngbình thường.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN- Nếu xét về phân bố tuổi của các cây rừng riêng lẻ trên một diện tích nhất định thường phân biệt giữa rừng đồng tuổi và rừng khác tuổi.+ Rừng đồng tuổi là những diện tích trên đó các cây cá lẻ có tuổi bằng hoặc xấp xỉ bằng nhau.+ Rừng khác tuổi là những diện tích mà trên đó sự chênh lệch về tuổi của các cây riêng lẻ lớn hơn một cấp tuổi.- Với những lâm phần khác tuổi hoặc những diện tích rừng bao gồm nhiều lâm phần thuộc các cấp tuổi khác nhau người ta thường sử dụng khái niệm tuổi bình quân (theo diện tích và theo trữ lượng).CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN Để tiện cho việc khái quát về tuổi và đề xuất các- biện pháp kỹ thuật tương ứng, ta tập hợp nhiều lâm phần có tuổi bằng hoặc xấp xỉ bằng nhau thành từng cấp hoặc tổ tuổi.+ Cấp tuổi tự nhiên: Phân chia lâm phần tương ứng với một giai đoạn sinh trưởng phát dục tự nhiên: rừng mới trồng, rừng khép tán, rừng sào (lớn, nhỏ), rừng gỗ lớn,...+ Cấp tuổi kinh doanh: Phân chia lâm phần về mặt thời gian ứng với một biện pháp kinh doanh nào đó như rừng tái sinh, rừng chăm sóc, rừng vệ sinh, rừng tỉa thưa,...+ Cấp tuổi nhân tạo: Phân chia các lâm phần về mặt thời gian vào những khoảng thời gian cố định được gọi là cấp tuổi 10 hoặc 20 năm hoặc tổ tuổi 5 hoặc 10 năm.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN 3.1.2. Chu kỳ kinh doanh Khác với các ngành sản xuất khác, sản xuất lâm nghiệp có chu kỳ dài. Vì vậy, việc xác định chính xác chu kỳ sản xuất đó là cơ sở hết sức quan trọng cho công tác quy hoạch lâm nghiệp. Khái niệm: Chu kỳ kinh doanh là khoảng thời gian cần thiết để chúng ta tiến hành khai thác lợi dụng các sản phẩm lâm nghiệp, trong khoảng thời gian đó thông qua quá trình tái sinh, sinh trưởng phát triển cây rừng lại đạt được thời điểm có thể khai thác lợi dụng để đáp ứng tốt nhất mục đích kinh doanh của con người.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLN3.2.1. Thành thục rừngA. Khái niệm: Thành thục rừng là trạng thái của cây rừng hay lâm phần trong quá trình sinh trưởng và phát triển đạt đến lúc phù hợp nhất với mục đích kinh doanh. Tuổi ở trạng thái đó được gọi là tuổi thành thục. Như vậy thành thục rừng là một hiện tượng còn tuổi thành thục rừng là khái niệm về mặt thời gian của hiện tượng đó.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLNB. Các loại thành thục rừng chính1. Thành thục số lượnga. Khái niệm: Thành thục số lượng là trạng thái của cây rừng trong quá trình sinh trưởng đạt lượng tăng trưởng bình quân cao nhất, tuổi đánh dấu trạng thái đó là tuổi thành thục số lượng.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLNCHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLNb. Đặc điểm: - Thành thục số lượng đơn thuần chỉ thuyết minh về mặt số lượng mà không liên quan đến chất lượng nên còn được gọi là thành thục tuyệt đối. - Trong quá trình sinh trường bất kỳ cây rừng nào cũng đạt lượng tăng trưởng bình quân cao nhất, vì thế bất kỳ cây rừng nào cũng đạt thành thục số lượng cho dù nó sống trên các điều kiện sinh trưởng khác nhau.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLNc. Các nhân tố ảnh hưởng: Mặc dù bất kể cây rừng nào cũng đạt được thành thục số lượng, nhưng thời điểm thành thục số lượng đến sớm hay muộn lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: - Về loài cây - Về nguồn gốc - Về điều kiện lập địa - Biện pháp tác độngCHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLNd. Phương pháp xác định- Phương pháp 1: Sử dụng biểu quá trình sinh trưởng + Căn cứ vào quy luật sinh trưởng về thể tích của cây rừng thông qua lượng tăng trưởng hàng năm và lượng tăng trưởng bình quân thông qua 3 giai đoạn biến đổi của Zv và v. Khi Zv > v rừng chưa thành thục số lượng. Khi Zv < v rừng vượt quá thành thục số lượng. Khi Zv = v rừng đạt thành thục số lượng.CHƯƠNG 3. CƠ SỞ KỸ THUẬT CỦA QHLNTừ đó người ta đã lập sẵn biểu quá trình sinh trưởng cho từng loài cây, trên từng cấp đất, trên những lâm phần cây mẫu có độ đầy bằng 1. Sau đó dựa vào biểu được chọn xác định tuổi tương ứng với lượng tăng trưởng bình quân cao nhất đó là tuổi thành thục số lượng. + Phải chọn biểu phù hợp với loài cây, cấp đất. + Tra trong biểu tuổi tương ứng với lượng tăng trưởng bìn ...

Tài liệu được xem nhiều: