Danh mục

Bài giảng Phân bón và độ phì - Chương 4: Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón

Số trang: 26      Loại file: doc      Dung lượng: 427.00 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (26 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung "Bài giảng Phân bón và độ phì - Chương 4: Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón" tập trung vào những kiến thức về cải thiện PH đất chua và sử dụng đất chua, cải thiện và sử dụng đất mặn, đất kiềm và đất mặn kiềm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phân bón và độ phì - Chương 4: Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón CHƯƠNG 4 NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÂN BÓN BÀI 1: CẢI THIỆN pH ĐẤT CHUA VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CHUA pH đất và các tính chất đi cùng với pH đất có ảnh hưởng rất lớn đến khả  năng hữu  dụng của các chất dinh duỡng đối với cây trồng và độ  phì nhiêu của đất. Vì vậy nghiên  cứu về độ chua và độ kiềm của đất có một tầm quan trọng để quản lý một cách thích hợp   khả năng sản xuất của đất và cây trồng một cách tối hảo. 1 Các khái niệm tổng quát về độ chua và độ kiềm 1.1 Acid­Base Trong các hệ thống dung dịch, acid được định nghĩa là một chất cho H + đến một chất  khác. Ngược lại một base là   chất nhận H+. Một acid khi hoà tan trong nước sẽ  ion hoá  phân ly  H+ và các anion đi kèm, ví dụ  sự  phân ly của acetic acid và hydrochloric acid như  sau: CH2COOH   CH2COO­ + H+ HCl   Cl­ + H+ Khả  năng phân ly H  của  một acid mạnh như  HCl là 100 %, trong khi đó khả  năng   + phân ly H+ của một acid yếu như  acetic acid chỉ khoảng 1 %. Các ion H+ (hay độ chua hoạt động) tăng theo lực acid. Khi một acid không phân ly có  nghĩa là acid đó  có một độ  chua tiềm tàng cao. Tổng độ  chua của một dung dịch là tổng   nồng độ acid tiềm tàng và hoạt động. Ví dụ, độ chua hoạt động và độ  chua tiềm tàng của   một acid là 0,099 M và 0,001 M. Tổng nồng độ acid là 0,100 M, vì hoạt độ của H + (độ chua  hoạt động) gần bằng với tổng độ chua, nên acid này là một acid mạnh. Ngược lại, với các acid yếu, hoạt độ  của H+ thấp hơn rất nhiều so với độ  chua  tiềm tàng. Ví dụ, 0,100 M acid yếu với chỉ 1 % phân ly có nghĩa là hoạt độ của H+ là:   0,1 x 0,01 = 0,001M. Nước nguyên chất luôn tự phân ly nhẹ: H2O   H+ + OH­ Ion H+ này sẽ tấn công vào  phân tử nước khác để hình thành H2O + H+   H3O+ Do cả hai ion H+ và OH­ đều được hình thành trong dung dịch, nên nước vừa có tính  chất của 1 acid yếu và đồng thời có tính chất của 1 base yếu. Nồng độ  của H+ (hay H3O+)  và OH­ của nước nguyên chất trong điều kiện không cân bằng với CO2 trong khí quyển là  10­7M. Sản phẩm của nồng độ  H+ và OH­, được trình bày trong phương trình sau, là hằng  số phân ly (Kw) đối với nước là: [H+][OH­] = [10­7][10­7] = 10­14 = Kw p H của H2O trong trạng thái cân bằng với CO2 trong khí quyển dao động trong khoảng 5,7, như  phản ứng sau đây:                                    H2CO3 H2O + CO2                 H + + HCO3­ Khi cho thêm một acid vào H2O sẽ làm tăng [H+] nhưng [OH­] sẽ giảm vì Kw là một  hằng số (10­14). Ví dụ, trong một dung dịch 0,1M HCl, có [H+] là 10­1M vì thế [OH­] là: Kw = [H+][OH­] = 10­14            [10­1][OH­] = 10­14            [OH­]= 10­13M 1 1.2 Khái niệm pH [H+] thường được diễn tả bằng cách dùng thuật ngữ pH vì cách diễn tả này sẽ thuận  lợi hơn, và pH được định nghĩa như sau: pH = log   1 / [H+]    =   ­log[H+] Từ định nghĩa này ta thấy mỗi khi tăng 1 đơn vị pH sẽ tương ứng với việc giảm10   lần [H+]. Ví dụ, một dung dịch có [H+] = 10­5 sẽ có pH là 5,0. Các dung dịch có pH 7 là các dung dịch có tính kiềm, các dung dịch có pH = 7 là các dung dịch trung tính. pH là thuật ngữ chỉ thể hiện nồng độ H+ trong dung dịch và không đo được độ chua không  phân ly hay độ chua tiềm tàng của dung dịch. Ví dụ, pH của 0,1 M HCl phân ly hoàn toàn là  1,0, ngược lại pH của 0,1M CH2COOH, một acid yếu là 3,0. Tương tự, pH của 0,1 M  NaOH, một base mạnh, là 13,0, trong khi đó pH của 0,1 M NH4OH, một base yếu là 11,0. Bảng 4.1 Quan hệ giữa pH và nồng độ [H+] và [OH­] pH Nồng độ H+ OH­ 1 10­1 10­13 2 10­ 10­12 3 10­3 10­11 4 10­4 10­10 5 10­5 10­9 6 10­6 10­8 7 10­7 10­7 8 10­18 10­6 9 10­9 10­5 10 10­10 10­4 11 10­11 10­3 12 10­12 10­2 13 10­13 10­1 14 10­14 10­0 Khi các acids và bases kết hợp với nhau, cả hai ion H+ và OH­ đều bị trung hoà, hình  thành một muối và nước: HCl    +       NaOH                    H2O + Na+ + Cl­    H+  Cl­       Na+   OH­ Nếu 1 lượng acid được chuẩn độ với 1 base và pH của dung dịch được xác định theo   từng quá trình chuẩn độ, chúng ta sẽ thu đường cong trên một đồ thị với trục y là giá trị pH   v ...

Tài liệu được xem nhiều: