"Bài giảng Phân hạng đất" trình bày mục đích ‐ ý nghĩa của phân hạng đất; đặc điểm đất đai; quan điểm phân hạng đất đai; văn bản pháp quy; trình tự phân hạng đất đai cấp tỉnh, huyện; trình tự phân hạng đất đai cấp xã.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phân hạng đất - Võ Thanh Phong
PHÂN HẠNG ĐẤT
VTPHONG@HOTMAIL.COM
PHÂN HẠNG ĐẤT
Phân hạng đất đai là so sánh, đánh giá, thống
kê tính chất và khả năng đất đai, sắp xếp theo
từng khoảnh đất để định hạng dựa vào các
chỉ tiêu, yếu tố phân hạng của khoảnh đất ấy;
trong điều kiện tự nhiên, trình độ, chế độ
sử dụng đất thông thường tại địa bàn
nghiên cứu ở thời điểm tiến hành phân hạng.
Mục đích ‐ ý nghĩa của PHÂN HẠNG ĐẤT
– Tạo sự công bằng hợp lý về nghĩa vụ và quyền lợi của tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
– Tạo cơ sở pháp lý, khoa học và thực tiễn nhằm xác định các loại
thuế được thu từ đất ở khu vực nông thôn (Thuế sử dụng đất nông
nghiệp, thuế nhà ở, thuế chuyển mục đích sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng
đất, thuế trước bạ…)
– Tạo nguồn thu ngân sách cho nhà nước thông qua các loại thuế
– Tạo cơ sở định giá đất ở khu vực nông thôn
– Xác định giá trị đất đai khi nhà nước giao thuê đất, bồi thường
giải tỏa khi nhà nước thu hồi đất
Nội dung
Đặc điểm đất đai.
Quan điểm phân hạng đất đai.
Một số khái niệm, thuật ngữ chuyên môn.
Các văn bản quy định trong công tác phân hạng đất đai.
Nội dung phân hạng đất đai.
Phương pháp nghiên cứu trong phân hạng đất đai.
Đặc điểm đất đai
– Vị trí cố định
– Hạn chế về số lượng (có hạn về không gian)
– Tính không đồng nhất (chất lượng, chế độ sử dụng)
– Tư liệu sản xuất đặc biệt và không thay thế
– Sử dụng được vào nhiều mục đích
– Không bị hao mòn trong quá trình sử dụng
Đặc điểm đất đai (tiếp THEO)
– Có những lợi tức tự nhiên vốn có (Độ phì tự nhiên, cảnh quan)
– Gắn với mục đích sử dụng đất đai sẽ có giá trị
– Sự đầu tư xã hội làm cho đất đai ngày càng có giá trị
– Mục đích sử dụng khác nhau, yếu tố tác động đến khả năng
sinh lợi khác nhau
=> Cùng mục đích sử dụng, tác động đến khả năng sinh lợi
khác nhau là tổng hợp các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội
QUAN ĐIỂM PHÂN HẠNG ĐẤT ĐAI
Nhân tạo
So sánh
Tương đối
Khách quan
QUAN ĐIỂM PHÂN HẠNG ĐẤT ĐAI
Nhân tạo
– Trong tự nhiên đất đai không có hạng này hạng kia mà là
một khối thống nhất có sự cân bằng tự nhiên
– Con người muốn tách khối thống nhất để định hạng theo
mục đích của con người, nhằm dễ điều khiển, sử dụng,
nâng cao giá trị đất đai.
QUAN ĐIỂM PHÂN HẠNG ĐẤT ĐAI
So sánh
– Muốn sắp xếp đất đai thành nhiều hạng, thứ, bậc khác nhau,
tất nhiên phải so sánh mới sắp xếp, phân hạng được
– Phân hạng đất đai là so sánh giữa các thửa đất, khoảnh đất
với nhau
– So sánh về chất lượng, số lượng
– So sánh kết quả phân hạng cũ và mới
QUAN ĐIỂM PHÂN HẠNG ĐẤT ĐAI
Tương đối
– Tương đối thời điểm, thời hiệu
– Tương đối về nội dung, phương pháp
– Tương đối về trình độ KHKT, phát triển XH
QUAN ĐIỂM PHÂN HẠNG ĐẤT ĐAI
Khách quan
– Nội dung, phương pháp nghiên cứu
(phương pháp luận, phương pháp chủ yếu, phương pháp trung gian)
– Yêu cầu khách quan của XH, ngành, người sử dụng đất
– Tạo nguồn thu ngân sách, tạo sự công bằng hợp lý về
quyền lợi nghĩa vụ
KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ
Yếu tố phân hạng
Chỉ tiêu phân hạng
Tiêu chuẩn hạng
Khoảnh đất
Hạng đất
KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ
Yếu tố phân hạng:
Chất đất
Vị trí
Địa hình
Khí hậu, thời tiết
Tưới tiêu
Năng suất
có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến việc định hạng
KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ
Chỉ tiêu phân hạng:
Những mức độ khác nhau của các yếu tố phân hạng
Tiêu chuẩn hạng:
Tổng hợp các chỉ tiêu phân hạng của các yếu tố phân
hạng đại diện cho khả năng sản xuất của từng hạng đất
KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ
Khoảnh đất:
– Một khu (vạc) đất gồm nhiều thửa đất liền nhau có cùng một cấp tiêu chuẩn
hạng, cùng loại hình sử dụng (land use type LUT), cùng chế độ sử dụng
– Khoảnh đất là đơn vị nhỏ nhất trong phân hạng “phân khoảnh định hạng”
(contour land, land mapping unit LMU)
Hạng đất:
– Những khoảnh đất có cùng giá trị, khả năng sinh lợi và khả năng sản xuất
– Cùng sản xuất một lượng sản phẩm, trong điều kiện và trình độ sản xuất
tương tự
– Trên cơ sở đồng nhất, đặc trưng về chất lượng; các thửa đất, khoảnh đất
được chia thành hạng
Văn bản pháp quy
Chỉ thị 299/TTg:
ü
Pháp lệnh thuế nông nghiệp 25/2/1983
ü
Nghị định 25 HĐBT 30/3/1983 quy định chi tiết thi hành thuế nông nghiệp
ü
Tổng cục Quản lý ruộng đất + Bộ Tài chính: phân hạng đất làm căn cứ tính
thuế trong thời hạn 5 năm
ü
Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ban hành 2 tài liệu :
•
Dự thảo phân hạng đất theo chỉ thị 299/TTg
•
Phân hạng đất cơ sở sử dụng đất đai hợp lý
Văn bản pháp quy
Nghị định 73/CP:
ü
Luật Đất đai 1993
ü
Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993
ü
Nghị định số 73CP ngày 25 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ Quy định chi
tiết việc phân hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp
ü
Quyết định số 619TTg ngày 27 tháng 12 năm 1993 của Thủ tướng Chính
phủ về việc điều chỉnh tổng hợp điểm hạng đất tính thuế sử dụng đất
nông nghiệp
ü
Thông tư liên bộ số 92/TTLB ngày 10 tháng 11 năm 1993 giữa Bộ Tài chính,
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm, Tổng cục Quản lý Ruộng đất
Hướng dẫn thi hành Nghị định số 73CP.
Văn bản pháp quy
Nghị định 73/CP:
ü
Luật Đất đai 1993
ü
Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993
ü
Nghị định số 73CP ngày 25 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ Quy định chi
tiết việc phân hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp
ü
Quyết định số 619TTg ngày 27 tháng 12 năm 1993 của Thủ tướng Chính
phủ về việc điều chỉnh tổng hợp điểm hạng đất tính thuế sử dụng đất
nông nghiệp
ü
Thông tư liên bộ số 92/TTLB ngày 10 tháng 11 năm 1993 giữa Bộ Tài chính,
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm, Tổng cục Quản lý Ruộng đất
Hướng dẫn thi hành Nghị định số 73CP.
Văn bản pháp quy
Nghị định 73/CP:
1. Đối tượng phân hạng:
ü
Đất lúa và cây hàng năm
...