Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh
Số trang: 18
Loại file: pdf
Dung lượng: 835.18 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mời các bạn cùng tham khảo "Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh" để phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh; nguyên tắc kế toán ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh; phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp; các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh BÀI 3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Chương 3, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, PGS.TS. Lưu Thị Hương và PGS.TS. Vũ Duy Hào, NXB ĐH Kinh tế quốc dân. 2. Tài liệu về tài chính doanh nghiệp khác. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh. Nguyên tắc kế toán ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau: Trình bày được và phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Hiểu được tác động của những yếu tố môi trường đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Trình bày và hiểu được các nguyên tắc kế toán. Trình bày và phân tích được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu. Trình bày, hiểu và đo lường được doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. 38 TXNHTC04_Bai3_v1.0015106223 Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh Tình huống dẫn nhập Thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty may Hoàng Hà: Công ty may Hoàng Hà là công ty may đứng vị trí hàng đầu trong số các công ty cùng ngành tại Việt Nam, với mạng lưới khắp các tỉnh thành cả nước, và doanh số các mặt hàng chính chiếm 40% tổng doanh thu từ sản phẩm tự sản xuất trong nước. Trong thời gian qua, công ty may Hoàng Hà đang là công ty được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây, công ty bắt đầu mở rộng quy mô, thay đổi cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Kết quả là cả lợi nhuận và doanh thu từ hoạt động kinh doanh của của công ty đều tăng. Tuy nhiên, Giám đốc Hoàng Hà vẫn cho rằng sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của ông không mang lại lợi ích cho chủ sở hữu. Tại sao khi lợi nhuận và doanh thu từ hoạt động kinh doanh đều tăng nhưng lại không mang lại lợi ích lớn hơn cho những người chủ sở hữu của công ty? TXNHTC04_Bai3_v1.0015106223 39 Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh 3.1. Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh Trước khi đi vào phân tích cụ thể các vấn đề về tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhà phân tích cần hiểu rõ bối cảnh môi trường kinh doanh trong đó doanh nghiệp hoạt động cùng chiến lược mà doanh nghiệp lựa chọn để thành công trong kinh doanh. Phần này tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản liên quan tới việc đánh giá ngành kinh doanh và những chiến lược chủ yếu mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong hoạt động của mình. Những vấn đề này sẽ quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh đó. 3.1.1. Phân tích ngành kinh doanh Để phân tích tiềm năng sinh lời của một doanh nghiệp, nhà phân tích trước hết cần đánh giá tiềm năng lợi nhuận của mỗi ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia cạnh tranh bởi vì khả năng sinh lợi của các ngành khác nhau một cách có hệ thống và dự đoán được. Ví dụ, ở Mỹ, tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng giá trị sổ sách của tài sản của tất cả các công ty Mỹ trong thời kỳ 1981–1997 là 8,8%. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận bình quân, của các ngành kinh doanh rất khác nhau: với ngành bánh kẹo, tỷ suất lợi nhuận của ngành lớn hơn khoảng 43 điểm phần trăm so với tỷ suất trung bình của toàn bộ nền kinh tế; trong khi đó ngành công nghiệp khai thác mỏ bạc, tỷ suất lợi nhuận lại thấp hơn khoảng 23 điểm phần trăm so với trung bình tổng thể. Điều gì đã gây ra sự khác biệt về khả năng sinh lợi này. Đã có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc ngành lên khả năng sinh lời. Dựa vào những nghiên cứu này, lý thuyết về chiến lược gợi ý rằng khả năng sinh lời trung bình của một ngành kinh doanh bị ảnh hưởng bởi “5 lực lượng” như được trình bày trong hình này thì mức độ cạnh tranh sẽ quyết định khả năng tạo ra được siêu lợi nhuận của các hãng trong một ngành. Ngành kinh doanh có duy trì được tiềm năng sinh lợi hay không phụ thuộc vào sức mạnh trong đàm phán của các doanh nghiệp trong ngành với khách hàng và nhà cung cấp của mình. Tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận kỹ hơn về từng nhân tố định hướng lợi nhuận này. Mức độ cạnh tranh thực tế và tiềm năng Ở mức độ cơ bản nhất, lợi nhuận của một ngành là hàm số của mức giá tối đa mà khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm hay dịch vụ của ngành đó. Một trong những nhân tố chủ chốt quyết định mức giá chính là mức độ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp các sản phẩm cùng loại hoặc tương đương. Ở một thái cực, nếu như thị trường là cạnh tranh hoàn hảo thì lý thuyết kinh tế học vi mô dự đoán rằng giá cả sẽ chỉ vừa bằng chi phí cận biên và có rất ít khả năng doanh nghiệp sẽ tìm được siêu lợi nhuận. Ở thái cực còn lại, nếu thị trường là độc quyền thì doanh nghiệp độc quyền sẽ có khả năng thu được lợi nhuận độc quyền. Trong thực tế mức độ cạnh tranh ở hầu hết các ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh BÀI 3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Chương 3, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, PGS.TS. Lưu Thị Hương và PGS.TS. Vũ Duy Hào, NXB ĐH Kinh tế quốc dân. 2. Tài liệu về tài chính doanh nghiệp khác. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh. Nguyên tắc kế toán ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau: Trình bày được và phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Hiểu được tác động của những yếu tố môi trường đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Trình bày và hiểu được các nguyên tắc kế toán. Trình bày và phân tích được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu. Trình bày, hiểu và đo lường được doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. 38 TXNHTC04_Bai3_v1.0015106223 Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh Tình huống dẫn nhập Thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty may Hoàng Hà: Công ty may Hoàng Hà là công ty may đứng vị trí hàng đầu trong số các công ty cùng ngành tại Việt Nam, với mạng lưới khắp các tỉnh thành cả nước, và doanh số các mặt hàng chính chiếm 40% tổng doanh thu từ sản phẩm tự sản xuất trong nước. Trong thời gian qua, công ty may Hoàng Hà đang là công ty được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây, công ty bắt đầu mở rộng quy mô, thay đổi cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Kết quả là cả lợi nhuận và doanh thu từ hoạt động kinh doanh của của công ty đều tăng. Tuy nhiên, Giám đốc Hoàng Hà vẫn cho rằng sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của ông không mang lại lợi ích cho chủ sở hữu. Tại sao khi lợi nhuận và doanh thu từ hoạt động kinh doanh đều tăng nhưng lại không mang lại lợi ích lớn hơn cho những người chủ sở hữu của công ty? TXNHTC04_Bai3_v1.0015106223 39 Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh 3.1. Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh Trước khi đi vào phân tích cụ thể các vấn đề về tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhà phân tích cần hiểu rõ bối cảnh môi trường kinh doanh trong đó doanh nghiệp hoạt động cùng chiến lược mà doanh nghiệp lựa chọn để thành công trong kinh doanh. Phần này tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản liên quan tới việc đánh giá ngành kinh doanh và những chiến lược chủ yếu mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong hoạt động của mình. Những vấn đề này sẽ quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh đó. 3.1.1. Phân tích ngành kinh doanh Để phân tích tiềm năng sinh lời của một doanh nghiệp, nhà phân tích trước hết cần đánh giá tiềm năng lợi nhuận của mỗi ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia cạnh tranh bởi vì khả năng sinh lợi của các ngành khác nhau một cách có hệ thống và dự đoán được. Ví dụ, ở Mỹ, tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng giá trị sổ sách của tài sản của tất cả các công ty Mỹ trong thời kỳ 1981–1997 là 8,8%. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận bình quân, của các ngành kinh doanh rất khác nhau: với ngành bánh kẹo, tỷ suất lợi nhuận của ngành lớn hơn khoảng 43 điểm phần trăm so với tỷ suất trung bình của toàn bộ nền kinh tế; trong khi đó ngành công nghiệp khai thác mỏ bạc, tỷ suất lợi nhuận lại thấp hơn khoảng 23 điểm phần trăm so với trung bình tổng thể. Điều gì đã gây ra sự khác biệt về khả năng sinh lợi này. Đã có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc ngành lên khả năng sinh lời. Dựa vào những nghiên cứu này, lý thuyết về chiến lược gợi ý rằng khả năng sinh lời trung bình của một ngành kinh doanh bị ảnh hưởng bởi “5 lực lượng” như được trình bày trong hình này thì mức độ cạnh tranh sẽ quyết định khả năng tạo ra được siêu lợi nhuận của các hãng trong một ngành. Ngành kinh doanh có duy trì được tiềm năng sinh lợi hay không phụ thuộc vào sức mạnh trong đàm phán của các doanh nghiệp trong ngành với khách hàng và nhà cung cấp của mình. Tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận kỹ hơn về từng nhân tố định hướng lợi nhuận này. Mức độ cạnh tranh thực tế và tiềm năng Ở mức độ cơ bản nhất, lợi nhuận của một ngành là hàm số của mức giá tối đa mà khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm hay dịch vụ của ngành đó. Một trong những nhân tố chủ chốt quyết định mức giá chính là mức độ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp các sản phẩm cùng loại hoặc tương đương. Ở một thái cực, nếu như thị trường là cạnh tranh hoàn hảo thì lý thuyết kinh tế học vi mô dự đoán rằng giá cả sẽ chỉ vừa bằng chi phí cận biên và có rất ít khả năng doanh nghiệp sẽ tìm được siêu lợi nhuận. Ở thái cực còn lại, nếu thị trường là độc quyền thì doanh nghiệp độc quyền sẽ có khả năng thu được lợi nhuận độc quyền. Trong thực tế mức độ cạnh tranh ở hầu hết các ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Phân tích tài chính Phân tích tài chính Phân tích hoạt động kinh doanh Chiến lược kinh doanh Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 383 1 0 -
Bài tiểu luận kết thúc học phần: Phân tích hoạt động kinh doanh
34 trang 379 0 0 -
Bí quyết đặt tên cho doanh nghiệp của bạn
6 trang 321 0 0 -
54 trang 299 0 0
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh: Phần 1 - PGS.TS. Phạm Văn Dược
117 trang 291 1 0 -
109 trang 267 0 0
-
Tiểu luận: Phân tích chiến lược của Công ty Sữa Vinamilk
25 trang 216 0 0 -
Bài thuyết trình nhóm: Giới thiệu cơ cấu tổ chức công ty lữ hành Saigontourist
7 trang 202 0 0 -
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực ( Lê Thị Thảo) - Chương 4 Tuyển dụng nhân sự
40 trang 200 0 0 -
Phân tích hoạt động kinh doanh (Bài tập - Bài giải): Phần 1
135 trang 194 0 0