Danh mục

Bài giảng Phân tích, thiết kế hệ thống thương mại điện tử: Phần 2

Số trang: 85      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.31 MB      Lượt xem: 128      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (85 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, "Bài giảng Phân tích, thiết kế hệ thống thương mại điện tử: Phần 2" tiếp tục trình bày những nội dung về phân tích hệ thống thương mại điện tử; hệ thống hóa phân tích; thiết kế tổng thể hệ thống thương mại điện tử; nội dung thiết kế tổng thể hệ thống thương mại điện tử; thiết kế chi tiết hệ thống thương mại điện tử; thiết kế phân đoạn trình diễn, thiết kế tương tác người - máy;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phân tích, thiết kế hệ thống thương mại điện tử: Phần 2 BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Biên soạn: ThS. Lê Thị Ngọc Diệp ThS. Đỗ Thị Lan Anh Hà Nội, Tháng 12 năm 2019 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 3.1 Phân tích các yêu cầu phát triển hệ thống thương mại điện tử Việc thiết lập một tình huống kinh doanh cho một hệ thống TMĐT không nên hướng trực tiếp tới việc thiết kế hay mua một hệ thống. Việc xác định một vấn đề/cơ hội và đánh giá tính khả thi chỉ là sự khởi đầu để tìm ra yêu cầu thật sự của hệ thống là gì. Một tình huống kinh doanh chỉ thiết lập được thỏa thuận chung về các yêu cầu kinh doanh. Nếu nhà phát triển quá vội vàng trong việc thiết kế thì sẽ không có cơ sở để đánh giá thiết kế đó có thật sự hữu ích hay có đáp ứng tốt yêu cầu của người dùng hay không. Trước khi thiết kế, việc phân tích kỹ lưỡng, đầy đủ những yêu cầu là không thể thiếu. Mục 3.1.1 xác định và phân tích những yêu cầu của người dùng theo cách mà người dùng có thể hiểu, vì vậy người dùng có thể chắc chắn tất cả các yêu cầu của mọi người đều được xem xét. Mục 3.1.2 mô tả cách thức để thay đổi từ những yêu cầu hướng tới người dùng sang phân tích hướng tới đối tượng mà nhà phát triển có thể sử dụng như một cơ sở để thiết kế và đánh giá thiết kế đó. Thường có cả sự thiếu hụt và dư thừa các yêu cầu. Kể cả khi sự dư thừa yêu cầu là rõ ràng thì nhà phát triển vẫn có thể bỏ sót những yêu cầu quan trọng nhất. Nhà phát triển cần sử dụng một cách tiếp cận có hệ thống để tìm ra những yêu cầu đúng và định nghĩa chúng theo cách mà họ có thể thiết kế những hệ thống nhằm đáp ứng những yêu cầu này. Việc tập trung vào những yêu cầu thực sự nhưng lại trái ngược với những gợi ý thiết kế là rất quan trọng. Bằng việc tập trung vào những yêu cầu thực sự, nhà phát triển có thể xác định tốt hơn khả năng cải tiến và những sáng kiến quan trọng. 3.1.1 Xác định các yêu cầu 3.1.1.1 Xác định các yêu cầu thật sự Các yêu cầu (requirement) là sự cụ thể hóa hay sự mô tả những nhu cầu và mong muốn của người dùng và người liên quan mà hệ thống sẽ phát triển để đáp ứng những nhu cầu của họ. Có rất nhiều kiểu yêu cầu, bao gồm: - Những yêu cầu hoạt động (còn được hiểu là những yêu cầu logic) - chỉ rõ những gì cần phải làm; - Những yêu cầu khả dụng (còn được hiểu là những yêu cầu vật lý) - chỉ rõ cách thức để thực hiện nó. Đa số người dùng thường biểu lộ nhu cầu của họ về những giải pháp (thiết kế) cụ thể đã được đề xuất. Cách tiếp cận này có thể nhìn nhận như là: - Một cách tiếp cận nhanh hơn để xác định được cái mà họ cần; - Một cách tiếp cận dễ dàng hơn để giải thích nhu cầu của họ với những người không thể hiểu nhu cầu đó; - Một phương thức diễn đạt cụ thể các nhu cầu của họ. 67 Người dùng thậm chí có thể gặp khó khăn trong việc cố gắng mô tả nhu cầu của họ. Thay vì tập trung vào cái mà họ cần, họ nên xác định giải pháp có thể giúp ích cho họ. Hầu hết những nhà phát triển sẵn sàng chấp nhận những yêu cầu như vậy, vì nó giúp họ hoàn thành việc phân tích và tìm ra ý tưởng thiết kế nhanh hơn. Tuy nhiên, những thiết kế được đề xuất lại không phải là những yêu cầu thực sự. Những yêu cầu thực sự cần giải thích được tại sao điều đó lại cần mà không nên tập trung vào điều khác, từ đó có thể đưa ra nhiều giải pháp thích hợp. Những nhu cầu được xác định cần phải được thỏa mãn. Tuy nhiên, cả các mục đích lẫn các yêu cầu đều có thể rất trừu tượng đối với nhiều người nên việc xác định rõ ràng các yêu cầu thật sự cần có sự đầu tư về thời gian và công sức. Ví dụ về việc nhận diện những yêu cầu thực sự thông qua việc tuyển dụng nhân viên cho một bộ phận. Khi đó, tuyển dụng nhân viên cho một bộ phận là một nhiệm vụ cần phải hoàn thành và bộ phận sẽ đề xuất một yêu cầu: Bộ phận cần tuyển người. Bằng việc đặt câu hỏi “tại sao?”, nhà phân tích có thể sẽ hiểu được bộ phận sẽ được mở rộng hoặc là đã có người rời khỏi bộ phận đó do một trong các lý do sau: - Nghỉ hưu; - Luân chuyển bên trong tổ chức; - Chuyển sang đơn vị khác; - Thôi việc (vì những lý do khác); - Bị sa thải. Nhà phân tích cũng có thể tìm ra bộ phận có ngân quỹ phân bổ cho việc chi trả cho người dự kiến được tuyển hay không. Tuy nhiên, bộ phận không muốn tuyển dụng một người bất kỳ mà cần tuyển một người phù hợp. Yêu cầu này cần chi tiết hóa trước khi thực hiện tuyển dụng. - Khuynh hướng đầu tiên trong việc tuyển dụng một nhân viên, đặc biệt là để thay thế người khác, là người mới đó phù hợp với những nhóm kỹ năng cơ bản mà người bị thay thế đã có. - Thậm chí khi liên quan đến việc mở rộng, những kỹ năng cụ thể thường được sử dụng làm cơ sở để tuyển n ...

Tài liệu được xem nhiều: