Thông tin tài liệu:
"Bài giảng Pháp luật kinh doanh - Bài 3: Chế độ pháp lý về các chủ thể kinh doanh" biên soạn với mục tiêu cung cấp cho người học khái niệm, đặc điểm các loại chủ thể kinh doanh ở Việt Nam; tổ chức quản lý của các chủ thể kinh doanh; nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp; ưu, nhược điểm của từng loại chủ thể kinh doanh để trên cơ sở đó có thể lựa chọn loại hình chủ thể kinh doanh phù hợp nhất với mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Pháp luật kinh doanh: Bài 3 - TS. Vũ Văn Ngọc
BÀI 3
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÁC CHỦ THỂ
KINH DOANH
TS. Vũ Văn Ngọc
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
v1.0014107225 1
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Tư vấn Doanh nghiệp
Công ty cổ phần Thái Bình Dương đang gặp khó khăn về tài chính với lợi nhuận ngày
càng giảm sút trong khi nợ gia tăng. Để giải quyết khó khăn tài chính, Công ty đang tìm
kiếm nhà đầu tư bên ngoài đầu tư vào cổ phần của công ty thay vì tìm đến các ngân hàng
vì việc vay ngân hàng đòi hỏi tài sản bảo đảm và gia tăng nợ của Công ty. Ông Michael
Trần là một Việt kiều tại Hoa Kỳ muốn đầu tư mua cổ phần trong Công ty nhưng để đổi lại
với khoản đầu tư bằng 20% vốn điều lệ của công ty, ông Micheal Trần yêu cầu Hội đồng
quản trị công ty phải đảm bảo:
• Mức cổ tức cố định cho ông hàng năm ít nhất là 10%;
• Ông và hai thành viên khác trong gia đình ông có chân trong Hội đồng quản trị của
công ty với thời hạn tối thiểu 10 năm.
Với tư cách là chuyên viên pháp lý của Công ty, anh/chị tư vấn cho Hội đồng
quản trị thế nào về hai đề nghị trên của ông Micheal Trần?
v1.0014107225 2
MỤC TIÊU
Kết thúc Bài 3, sinh viên cần nắm rõ những nội dung sau:
• Khái niệm, đặc điểm các loại chủ thể kinh doanh ở Việt Nam;
• Tổ chức quản lý của các chủ thể kinh doanh;
• Nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp;
• Ưu, nhược điểm của từng loại chủ thể kinh doanh để trên cơ sở đó có thể lựa
chọn loại hình chủ thể kinh doanh phù hợp nhất với mình.
v1.0014107225 3
NỘI DUNG
Doanh nghiệp tư nhân
Công ty
Nhóm công ty
Hợp tác xã
Hộ kinh doanh
v1.0014107225 4
1.1. ĐẶC TRƯNG PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Đặc trưng pháp lý của doanh nghiệp tư nhân:
• Chủ sở hữu: Là một cá nhân không thuộc diện bị cấm thành
lập và quản lý doanh nghiệp.
• Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân.
• Giới hạn trách nhiệm: Doanh nghiệp tư nhân cũng như người
chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chủ doanh
nghiệp tư nhân đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp
(Trách nhiệm vô hạn).
• Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân là nhà đầu tư nước
ngoài có quy định riêng của Chính phủ.
• Cơ chế huy động vốn: Doanh nghiệp tư nhân không được
phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
v1.0014107225 5
1.2. TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
• Chủ Doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết
định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận.
• Chủ Doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc
thuê người khác quản lý, điều hành doanh
nghiệp nhưng trong mọi trường hợp, chủ Doanh
nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
• Chủ Doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp.
• Chủ Doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị
đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh
chấp liên quan đến doanh nghiệp.
• Chủ Doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê
hoặc bán doanh nghiệp của mình.
v1.0014107225 6
2. CÔNG TY
2.1. Công ty cổ phần
2.2. Công ty TNHH hai thành viên trở lên
2.3. Công ty TNHH một thành viên
2.4. Công ty hợp danh
v1.0014107225 7
2.1. CÔNG TY CỔ PHẦN
Đặc trưng pháp lý trong việc thành lập và hoạt động của công ty cổ phần:
1. Cách góp vốn: Vốn điều lệ chia thành cổ phần (Cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi), là
công ty duy nhất được phát hành cổ phần trên thị trường chứng khoán dưới dạng cổ
phiếu để bán cho các cổ đông.
2. Cổ đông: Là người mua cổ phiếu, có thể là tổ chức hoặc cá nhân, tối thiểu là 3, không
hạn chế tối đa và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp (Trách nhiệm hữu hạn).
3. Sự chuyển nhượng vốn: Cổ phần được tự do chuyền
nhượng trên thị trường chứng khoán (Thứ cấp), trừ một
số cổ phần bị pháp luật hạn chế.
4. Cơ chế huy động vốn: Công ty cổ phần có quyền phát
hành các loại chứng khoán, đặc biệt là có quyền chào
bán chứng khoán ra công chúng đề huy động vốn.
5. Tư cách pháp lý: Công ty cổ phần có tư cách pháp
nhân, chịu trách nhiệm trong kinh doanh trong phạm vi
vốn điều lệ.
v1.0014107225 8
CỔ ĐÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
• Khái niệm: Là người mua cổ phiếu, có thể là tổ chức hoặc
cá nhân, tối thiểu là 3, không hạn chế tối đa và chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh
nghiệp (Trách nhiệm hữu hạn).
• Các loại cổ đông: Được gọi tương ứng với các loại cổ
phần và có quyền khác nhau trong vấn đề quản lý công ty
cổ phần.
• Cổ đông sáng lập. Điều 84 Luật doanh nghiệp 2005.
• Cổ đông phổ thông. Điều 79 – 80 Luật doanh nghiệp 2005.
• Cổ đông lớn: Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên
10% tổng số cổ phầ ...