Danh mục

Bài giảng Pháp luật môi trường - đất đai – Chương 5: Giải quyết tranh chấp về môi trường - đất đai

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 319.30 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Pháp luật môi trường - đất đai – Chương 5: Giải quyết tranh chấp về môi trường - đất đai. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức tổng quan bao gồm: khái quát về tranh chấp môi trường - đất đai; cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường - đất đai;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Pháp luật môi trường - đất đai – Chương 5: Giải quyết tranh chấp về môi trường - đất đai CHƯƠNG 5: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ MÔI TRƯỜNG – ĐẤT ĐAI 5.1. Khái quát về tranh chấp môi trường – đất đai: 5.1.1. Khái niệm tranh chấp môi trường – đất đai: 5.1.1.1. Khái niệm tranh chấp môi trường: Tranh chấp MT là những xung đột giữa các tổ chức, cá nhân, các cộng đồng dân cư về quyền và lợi ích liên quan đến việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố MT; về việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và MT; về quyền được sống trong MT trong lành và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản do làm ô nhiễm MT gây nên. 5.1.1.2. Khái niệm tranh chấp đất đai Tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai 5.1.2. Đặc điểm Tranh chấp môi trường – đất đai: 5.1.2.1. Đặc điểm trạnh chấp môi trường: + Các bên tranh chấp về MT gồm:  Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường có tranh chấp với nhau;  Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các thành phần môi trường và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cải tạo, phục hồi khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, bồi thường thiệt hại về môi trường. + Dấu hiệu nhận biết Tranh chấp về MT: • Tranh chấp MT là xung đột mà trong đó lợi ích tư và lợi ích công thường gắn chặt với nhau. • Tranh chấp MT thường xảy ra với quy mô lớn, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, các cộng đồng dân cư, thậm chí đến nhiều quốc gia • Vị thế của các bên trong tranh chấp về MT thường không cân bằng • Tranh chấp MT có thể nảy sinh ngay từ khi chưa có sự xâm hại thực tế đến các quyền và lợi ích hợp pháp về MT • Giá trị của những thiệt hại trong tranh chấp MT thường rất lớn và khó xác định 5.1.2.2. Đặc điểm trạnh chấp đất đai: + Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp. + Các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai + Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước. 5.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường – đất đai: 5.2.1. Nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp môi trường – đất đai: 5.2.1.1. Nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp môi trường: • Nguyên tắc công quyền can thiệp • Nguyên tắc phòng ngừa • Nguyên tắc phối hợp, hợp tác • Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả giá • Nguyên tắc tham vấn chuyên gia 5.2.1.2. Nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp đất đai: • Đảm bảo đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thực hiện vai trò là người đại diện cho chủ sở hữu • Bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích việc tự hòa giải, thương lượng trong nội bộ quần chúng nhân dân • Việc giải quyết tranh chấp đất đai phải nhằm mục đích ổn định tình hình kinh tế xã hội 5.2.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường – đất đai 5.2.2.1. Các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường: • Thương lượng • Hòa giải • Giải quyết tranh chấp tại các cơ quan có thẩm quyền: - Thủ tục hành chính: Bộ máy các cơ quan quản lý môi trường: Cán bộ địa chính cấp xã; các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện; Sở TN & MT; Cục bảo vệ MT - Thủ tục tư pháp: Tòa án ( Bộ luật tố tụng dân sự) 5.2.2.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp đất đai: • Thương lượng • Hòa giải • Giải quyết tranh chấp tại các cơ quan có thẩm quyền: - Thủ tục hành chính: UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, Bộ TN & MT - Thủ tục tư pháp: Tòa án nhân dân www.themegallery.com

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: