Danh mục

Bài giảng Pháp luật về Thuế và kế toán thuế: Chương 4 - TS. Đào Nhật Minh

Số trang: 200      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.29 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (200 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Pháp luật về Thuế và kế toán thuế: Chương 4 Thuế và kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp, cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Những vấn đề cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp; Hướng dẫn kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp; Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Pháp luật về Thuế và kế toán thuế: Chương 4 - TS. Đào Nhật Minh CHƯƠNG IV THUẾ VÀ KẾ TOÁN THUẾ TNDN 1. Những vấn đề cơ bản về thuế TNDN 2. Hướng dẫn kê khai thuế TNDN 3. Kế toán thuế TNDN 490 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TNDN 1. Khái niệm • Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế • ( Thu nhập của các cá nhân kinh doanh từ 1/1/2009 chịu sự điều chỉnh của Luật thuế TNCN) 491 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TNDN 2. Đặc điểm thuế TNDN - Thuế TNDN là một loại thuế trực thu. Tính chất trực thu của loại thuế này được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế. - Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, mức động viên vào ngân sách nhà nước đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 492 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế TNDN 3. Vai trò của thuế TNDN 1. Thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN: thuế TNDN trong tổng số thu Ngân sách Nhà nước do ngành thuế quản lý (trừ dầu thô) năm 2006 là 13%; năm 2007 là 12,8%; năm 2008 là 15,9;% năm 2009 là 14,5%; năm 2010 là 17,1 %, năm 2019 chiếm khoảng 17,4% (theo dự toán ngân sách nhà nước năm 2019). 2. Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế 3. Thuế TNDN là một công cụ của Nhà nước thực hiện chính sách công bằng xã hội 493 NỘI DUNG THUẾ TNDN 1. Người nộp thuế 2. Thu nhập chịu thuế 3. Thu nhập miễn thuế 4. Kỳ tính thuế 5. Xác định thu nhập tính thuế: DT, CP được trừ, không được trừ 6. Thu nhập khác 7. Thuế suất. 8. Phương pháp tính thuế 9. Nơi nộp thuế 10. Ưu đãi thuế TNDN 11. Xác định lỗ và chuyển lỗ 12. Trích lập Quĩ phát triển Khoa học và Công nghệ 494 Người nộp thuế Người nộp thuế TNDN là các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế, bao gồm: a) Doanh nghiệp (DN) được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; b) Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế trong tất cả các lĩnh vực; c) Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã; d) Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam; đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập chịu thuế 495 Người nộp thuế Tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo TT 103/2014/TT - BTC 496 Phương pháp tính thuế 1. Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất. Thuế TNDN phải nộp= Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN • Trường hợp DN nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì: Thuế TNDN phải nộp= (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN) x Thuế suất thuế TNDN 497 Phương pháp tính thuế ➢Trường hợp có thu nhập từ đầu tư ra nước ngoài Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài chuyển phần thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài của doanh nghiệp về Việt Nam đối với các nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì thực hiện theo quy định của Hiệp định; đối với các nước chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước mà doanh nghiệp đầu tư chuyển về có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn thì thu phần chênh lệch so với số thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. 498 Phương pháp tính thuế Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại nước ngoài, thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam, kể cả trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập theo quy định của nước doanh nghiệp đầu tư. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để tính và kê khai thuế đối với các khoản thu nhập từ nước ngoài từ ngày 01/01/2016 là 20%, không áp dụng mức thuế suất ưu đãi (nếu có) mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đang được hưởng theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. 499 Phương pháp tính thuế Trường hợp khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc một loại thuế có bản chất tương tự như thuế thu nhập doanh nghiệp) ở nước ngoài, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả thay (kể cả thuế đối với tiền lãi cổ phần), nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam. Số thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được miễn, giảm đối với phần lợi nhuận được hưởng từ dự án đầu tư ở nước ngoài theo luật pháp của nước doanh nghiệp đầu tư cũng được trừ khi xác định số thuế thu nhập 500 doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam. Phương pháp tính thuế Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài có chuyển phần thu nhập về nước mà không thực hiện kê khai, nộp thuế đối với phần thu nhập chuyển về nước thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ngoài theo quy định của Luật Quản lý thuế. ...

Tài liệu được xem nhiều: