Danh mục

Bài giảng Phát triển chương trình dạy học Ngữ văn - ĐH Phạm Văn Đồng

Số trang: 52      Loại file: pdf      Dung lượng: 410.06 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 37,000 VND Tải xuống file đầy đủ (52 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Một số vấn đề chung trong việc xây dựng chương trình và SGK THPT, Những vấn đề chung về đổi mới chương trình và SGK, Chương trình và SGK Ngữ văn THPT, Phân tích và định hướng dạy học Ngữ văn THPT. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phát triển chương trình dạy học Ngữ văn - ĐH Phạm Văn Đồng TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM XÃ HỘI Bài giảng học phầnPHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC NGỮ VĂN Chương trình Đại học ngành Sư phạm Ngữ văn Giảng viên: HUỲNH THỊ NGỌC KIỀU Khoa Sư phạm Xã hội QUẢNG NGÃI, THÁNG 7/2019 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA THPT 1.1. Khái niệm chương trình giáo dục (chương trình dạy học) 1.1.1. Các quan điểm khác nhau về chương trình giáo dục Thuật ngữ chương trình giáo dục xuất hiện từ năm 1820. Tuy nhiên phải đến giữathế kỷ XX, thuật ngữ này mới được sử dụng một cách chuyên nghiệp ở Hoa Kỳ và một sốnước có nền giáo dục phát triển. Chương trình Giáo dục có thể định nghĩa theo hai hướng: - Đó là một loạt các hoạt động nhằm phát hiện khả năng của mỗi người học. - Đó là một loạt các hoạt động có chủ định nhằm hoàn thiện người học. Năm 1935, Hollis và Doak Compbell cho rằng chương trình giáo dục bao gồm tấtcả những hiểu biết và kinh nghiệm mà người học có được nhờ sự hướng dẫn của nhàtrường. Nhiều tác giả khác cũng cho rằng, chương trình giáo dục (CTGD) không phải làmột sản phẩm được dùng cho lâu dài mà nó luôn có tính phát triển liên tục. Đến giữa những năm 50 của thế kỷ XX, ảnh hưởng của xã hội đến nhà trườngngày càng rõ hơn và HS không chỉ học được những gì có trong trường học mà còn tiếpnhận nhiều kinh nghiệm phong phú trong đời sống xã hội. Do vậy, định nghĩa về CTGDđược mở rộng hơn, không chỉ đơn thuần là những nội dung học được trong nhà trường.Ví dụ: “CTGD là tất cả các hoạt động học tập của người học và được kế hoạch hóa bởinhà trường nhằm đạt được những mục đích của giáo dục”. Vào những năm 60 của thế kỷ XX và tiếp tục sang thế kỷ XXI, người ta quan tâmnhiều hơn đến hiệu quả của CTGD. Ví dụ: “CTGD không chỉ quan tâm đến những gìngười học phải làm trong quá trình học tập mà còn là những gì họ sẽ học được từ nhữngviệc làm đó. CTGD quan tâm đến những kết quả cuối cùng”. “CTGD là những hoạt độnghọc tập được hoạch định và chỉ đạo bởi nhà trường nhằm giúp người học phát triển nănglực cá nhâ và xã hội một cách liên tục”. Cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau trong việc định nghĩa về CTGD. Sựkhác nhau đó tùy thuộc vào quan niệm của các nhà nghiên cứu và các nhà thực hành khi 2suy nghĩ và thiết kế chương trình. Từ điển Bách khoa Quốc tế về Giáo dục (Oxfofd) đãthống kê 9 định nghĩa khác nhau về CTGD. Còn nhà nghiên cứu Reisse lại tổng hợp đến27 định nghĩa khác nhau về CTGD, trong đó ông chia thành ba nhóm khác nhau về mứcđộ rộng hẹp, nhiều ít các yếu tố cấu thành của chương trình. Tuy nhiên, khuynh hướngchung không chỉ bó hẹp trong hai thành phần là nội dung và mục tiêu dạy học. Tác giả K.Frey định nghĩa về CTGD như sau: “CTGD là sự trình bày, diễn tả cóhê thống việc dạy học được dự kiến trong một khoảng thời gian xác định mà sản phẩmcủa sự trình bày đó là một hệ thống xác định các thành tố khác nhau nhằm chuẩn bị, thựchiện và đánh giá một cách tối ưu vuệc dạy và học”. Đây là định nghĩa được nhiều nhànghiên cứu và thực hành quan tâm. Mặc dù định nghĩa về CTGD luôn thay đổi do tác động của xã hội đối với nhữngbước tiến khổng lồ về Khoa học kỹ thuật và công nghệ nhưng CTGD hiện nay được xemnhư là tập hợp các mục tiêu và giá trị có thể được hình thành ở người học thông qua cáchoạt động được kế hoạch hóa và tổ chức trong nhà trường, gắn liền với đời sống xã hội.Mức độ đạt được các mục tiêu ấy là thể hiện tính hiệu quả của một CTGD. Mục đích củaviệc thiết kế một CTGD phụ thuộc vào đối tượng người học của CTGD đó. Ngày nay, quan niệm về CTGD đã rộng hơn, đó không chỉ là việc trình bày mụctiêu cuối cùng và bảng danh mục các nội dung dạy học. Chương trình là một phức hợpbao gồm các bộ phận cấu thành: - Mục tiêu học tập. - Phạm vi, mức độ và cấu trúc nội dung học tập. - Các phương pháp, hình thức tổ chức học tập. - Đánh giá kết quả học tập. 1.1.2. Định nghĩa chương trình giáo dục CTGD là sự trình bày có hệ thống 1 kế hoạch tổng thể các hoạt động giáo dụctrong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạtđược, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương tiện, phươngpháp, cách thức tổ chức học tập, cách đánh giá kết quả học tập… nhằm đạt được các mụctiêu học tập đề ra. 1.2. Cấu trúc chương trình giáo dục 3 Cấu trúc CTGD gồm hai thành phần chính : sự hình dung trước những thành tựumà người học sẽ đạt được sau một thời gian học tập và cách thức, phương tiện, conđường, điều kiện để mong muốn điều đó trở thành hiện thực. Hai thành phần chín ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: