Danh mục

Bài giảng Phụ sản 1: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

Số trang: 59      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.77 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 26,000 VND Tải xuống file đầy đủ (59 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phụ sản 1 là môn học thiết yếu trong quá trình đào tạo Bác sĩ đa khoa, trình độ đại học. Bài giảng Phụ sản 1 được chia thành 2 phần, phần 1 cung cấp cho sinh viên những nội dung về: khung chậu nữ về phương diện sản khoa; sự thụ tinh, làm tổ và phát triển của trứng; thay đổi giải phẫu, sinh lý của người phụ nữ khi mang thai; chẩn đoán thai nghén; chẩn đoán ngôi, thế, kiểu thế; tính chất của thai nhi và phần phụ đủ tháng;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phụ sản 1: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022) TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA Y Bài giảng PHỤ SẢN 1 Biên soạn: ThS. BS. Huỳnh Thanh Phong Hậu Giang – 2022 LƯU HÀNH NỘI BỘ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA DƯỢC Bài giảng PHỤ SẢN 1 Biên soạn: ThS. BS. Huỳnh Thanh Phong Hậu Giang – 2022 LƯU HÀNH NỘI BỘ LỜI GIỚI THIỆU ------------ Phụ sản 1 là môn học thiết yếu trong quá trình đào tạo Bác sĩ đa khoa, trình độ đại học. Trong chương trình giảng dạy tại Trường Đại học Võ Trường Toản, học phần có thời lượng 15 tiết tương ứng 1 tín chỉ. Mục tiêu học tập học phần Phụ sản 1 giúp sinh viên ngành Y khoa trang bị kiến thức nền tảng và các ứng dụng trong lĩnh vực sản khoa thường, nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo. Bài giảng gồm 13 chương giới thiệu sơ lược về Sự thụ tinh, phát triển của thai, Thay đổi của người phụ nữ khi mang thai và chẩn đoán thai, khám thai và quản lý thai nghén, quá trình sinh lý chuyển dạ và chuyển dạ đẻ ngôi chỏm, quá trình hậu sản thường và nuôi con bằng sữa mẹ. LỜI TỰA ------------ Bài giảng Phụ sản 1 được biên soạn và thẩm định theo các quy chế, quy định hiện hành. Khoa Y hy vọng sẽ cung cấp các nội dung kiến thức súc tích về học phần, hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, bài giảng không thể tránh khỏi các thiếu sót ngoài ý muốn, Khoa Y rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ sinh viên và người đọc để bài giảng được hoàn thiện hơn. Hậu Giang, ngày 15 tháng 3 năm 2022 Biên soạn ThS. BS. Huỳnh Thanh Phong CHƯƠNG I KHUNG CHẬU NỮ VỀ PHƯƠNG DIỆN SẢN KHOA 1.1. Thông tin chung 1.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về Khung chậu nữ và các nội dung liên quan đến sản khoa. 1.1.2. Mục tiêu học tập 1. Mô tả cấu tạo và hình thể một khung xương chậu nữ. 2. Kể ra được các đường kính của đại khung và tiểu khung. 3. Mô tả được chức năng sinh lý của đáy chậu nữ. 1.1.3. Chuẩn đầu ra Áp dụng vào thăm khám và điều trị sản khoa trên lâm sàng. 1.1.4. Tài liệu giảng dạy 1.1.4.1 Giáo trình Đàm Văn Cương, Lâm Đức Tâm (2021). Giáo trình Sản phụ khoa 1, 2. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 1.1.4.2 Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y tế. (2018). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa. Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2. Nguyễn Đức Vy (2020). Bài giảng Sản Phụ Khoa. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 3. Trương Quang Vinh (2016). Giáo trình Sản khoa. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 1.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 1.2. Nội dung chính 1.2.1. Cấu tạo và hình thể Khung chậu là bộ phận có liên quan nhiều nhất trong cơ chế đẻ, thai nhi từ tử cung đi ra ngoài phải đi qua một ống hình trụ cong do các xương tạo thành gọi là khung xương chậu. Khung chậu được cấu tạo bởi 4 xương: - Phía trước và hai bên là 2 xương cánh chậu. - Phía sau ở trên là xương cùng và ở dưới là xương cụt. Giáo trình môn học: Giáo trình Sản phụ khoa 1, 2, Nhà xuất bản Y học (2021) 1 Chủ biên: Đàm Văn Cương, Lâm Đức Tâm Xương cánh chậu là 2 xương dẹt to, hình cánh quạt. Mặt trong có đường vô danh chia xương chậu ra làm 2 phần: Phần trên gọi là đại khung hay khung chậu lớn, phần dưới gọi là tiểu khung hay khung chậu nhỏ. Xương cùng có 5 đốt, đốt trên cùng nhô cao gọi là mỏm nhô. Xương cùng có mặt trước lồi, mặt sau lõm và 2 bờ hai bên. Xương cụt có từ 4 đến 6 đốt, cũng có các mặt như xương cùng. Bốn xương của khung chậu được khớp với nhau bởi 4 khớp xương, phía trước là khớp mu, phía sau là khớp cùng - cụt, 2 bên là 2 khớp cùng - chậu. Đó là những khớp bán động cho nên các đường kính của khung chậu có thể thay đổi khi chuyển dạ. 1.2.2. Đại khung Về phương diện sản khoa, đại khung không quan trọng lắm, tuy nhiên nếu đại khung hẹp thì cũng ảnh hưởng đến tiểu khung. 1.2.2.1. Các đường kính của đại khung cần nhớ (đường kính ngoài) - Đường kính trước sau (đường kính Baudeloque): đi từ gai đốt sống thắt lưng thứ 5 đến bờ trên xương mu, đường kính này đo được là 17,5 cm (người Việt N ...

Tài liệu được xem nhiều: