Bài giảng Phụ sản 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
Số trang: 56
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.25 MB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng Phụ sản 1 giúp sinh viên ngành Y khoa trang bị kiến thức nền tảng và các ứng dụng trong lĩnh vực sản khoa thường, nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo. Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung về: sinh lý chuyển dạ; ngôi chỏm - cơ chế đẻ ngôi chỏm; sổ rau thường; hậu sản thường; tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ; khám thai – chăm sóc thai nghén; chăm sóc sơ sinh bình thường sau đẻ;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phụ sản 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022) CHƯƠNG VII SINH LÝ CHUYỂN DẠ 7.1. Thông tin chung 7.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về Sinh lý chuyển dạ và các nội dung liên quan. 7.1.2. Mục tiêu học tập 1. Trình bày được cơ chế khởi phát chuyển dạ 2. Trình bày được sinh lý của cơn co tử cung và thay đổi của cổ tử cung trong chuyển dạ. 3. Giải thích được các ảnh hưởng của chuyển dạ đối với thai 4. Trình bày được các đáp ứng của thai với chuyển dạ. 7.1.3. Chuẩn đầu ra Áp dụng vào thăm khám và điều trị sản khoa trên lâm sàng. 7.1.4. Tài liệu giảng dạy 7.1.4.1 Giáo trình Đàm Văn Cương, Lâm Đức Tâm (2021). Giáo trình Sản phụ khoa 1, 2. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 7.1.4.2 Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y tế. (2018). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa. Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2. Nguyễn Đức Vy (2020). Bài giảng Sản Phụ Khoa. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 3. Trương Quang Vinh (2016). Giáo trình Sản khoa. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 7.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 7.2. Nội dung chính 7.2.1. Định nghĩa Chuyển dạ là quá trình sinh lý làm xóa mở cổ tử cung và đẩy thai, phần phụ của thai ra khỏi đường sinh dục của người mẹ. Chuyển dạ đủ tháng là chuyển dạ xảy ra từ đầu tuần 38 đến cuối tuần 42, lúc này thai nhi đã có thể sống độc lập ngoài tử cung. Giáo trình môn học: Giáo trình Sản phụ khoa 1, 2, Nhà xuất bản Y học (2021) 56 Chủ biên: Đàm Văn Cương, Lâm Đức Tâm 7.2.2. Cơ chế phát khởi chuyển dạ 7.2.2.1. Prostaglandin - Prostaglandin đóng vai trò cơ bản trong khởi phát chuyển dạ. - Prostaglandin được hình thành từ axít arachidonic dưới tác động của 15- hydroxyprostaglandin dehydrogenase. Prostaglandin có trong nước ối, màng rụng và cơ tử cung. Sự sản xuất Prostaglandin F2 và PGE2 tăng từ từ trong thời kỳ thai nghén và đạt tỷ lệ cao sau khi bắt đầu chuyển dạ. Prostaglandin góp phần vào sự chín muồi cổ tử cung. - Các yếu tố: phá ối, nhiễm trùng ối, lóc ối có thể gây tăng tổng hợp đột ngột Prostaglandin vào cuối thai kỳ. 7.2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng - Estrogen: làm tăng sự nhạy cảm của cơ trơn và tốc độ truyền của hoạt động điện tế bào, do đó hỗ trợ cho cơn co co tử cung. Ngoài ra, Estrogen còn làm thuận lợi cho sự tổng hợp các Prostaglandin. - Progesteron: có tác dụng ức chế cơn co co tử cung, tuy nhiên vai trò của progesteron trong chuyển dạ vẫn chưa rõ ràng. Nồng độ của Progesteron giảm ở cuối thời kỳ thai nghén làm thay đổi tỷ lệ estrogen/ progesteron góp phần khởi phát chuyển dạ. - Yếu tố về mẹ: cơ chế màng rụng tổng hợp prostaglandin và tuyến yên giải phóng oxytoxin còn là vấn đề đang tranh luận. Người ta quan sát thấy những đỉnh kế tiếp của nồng độ oxytoxin với tần suất tăng trong chuyển dạ, đạt tối đa trong pha sổ thai. Tuy nhiên oxytoxin dường như không có vai trò trong khởi phát chuyển dạ nhưng nồng độ lại tăng lên trong quá trình chuyển dạ. - Yếu tố về thai: người ta biết rằng nếu thai bị quái thai vô sọ, hoặc giảm sản tuyến thượng thận, thai nghén thường kéo dài, ngược lại nếu tăng sản tuyến thượng thận của thai nhi, thường gây đẻ non. 7.2.3. Sinh lý của cơn co tử cung và những thay đổi của cổ tử cung trong chuyển dạ 7.2.3.1. Cơn co tử cung Đó là động lực chính cho phép sự xoá mở cổ tử cung và sự xuống của thai trong tiểu khung. Sinh lý co cơ của sợi cơ trơn: Cơn co của sợi cơ trơn tử cung là kết quả của sự trượt các sợi actin và myosine. Sự tạo thành nối actine - myosine cần thiết của năng lượng cung cấp bởi ATP. Cơn co tử cung ghi được trên Monitoring sản khoa, có hình chuông, thời gian nghỉ dao động giữa 1-3 phút. Giáo trình môn học: Giáo trình Sản phụ khoa 1, 2, Nhà xuất bản Y học (2021) 57 Chủ biên: Đàm Văn Cương, Lâm Đức Tâm Hình 1. Các thông số của cơn co tử cung Tần số cơn co là số cơn co tính trong 10 phút. Cường độ là số đo lúc áp lực buồng tử cung cao nhất. Hoạt độ là tích số giữa tần số và cường độ, được tính bằng đơn vị Montévideo (UM) trong 10 phút. Những thay đổi áp lực được trình bày bằng mmHg hoặc bằng Kilo Pascal (1mmHg = 0,133H Pa). Trong 30 tuần đầu tử cung co co nhẹ và hoạt động của tử cung < 20UM Từ 30 đến 37 tuần những cơn co co tử cung nhiều hơn có khi đạt đến 50UM. Tần suất của nó không vượt quá 1 cơn go/1h. Trong khi đẻ, bắt đầu của chuyển dạ đặc trưng bởi những cơn co tử cung 120 UM tăng từ từ và đạt đến 250 UM khi sổ thai. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phụ sản 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022) CHƯƠNG VII SINH LÝ CHUYỂN DẠ 7.1. Thông tin chung 7.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về Sinh lý chuyển dạ và các nội dung liên quan. 7.1.2. Mục tiêu học tập 1. Trình bày được cơ chế khởi phát chuyển dạ 2. Trình bày được sinh lý của cơn co tử cung và thay đổi của cổ tử cung trong chuyển dạ. 3. Giải thích được các ảnh hưởng của chuyển dạ đối với thai 4. Trình bày được các đáp ứng của thai với chuyển dạ. 7.1.3. Chuẩn đầu ra Áp dụng vào thăm khám và điều trị sản khoa trên lâm sàng. 7.1.4. Tài liệu giảng dạy 7.1.4.1 Giáo trình Đàm Văn Cương, Lâm Đức Tâm (2021). Giáo trình Sản phụ khoa 1, 2. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 7.1.4.2 Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y tế. (2018). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa. Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2. Nguyễn Đức Vy (2020). Bài giảng Sản Phụ Khoa. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 3. Trương Quang Vinh (2016). Giáo trình Sản khoa. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 7.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 7.2. Nội dung chính 7.2.1. Định nghĩa Chuyển dạ là quá trình sinh lý làm xóa mở cổ tử cung và đẩy thai, phần phụ của thai ra khỏi đường sinh dục của người mẹ. Chuyển dạ đủ tháng là chuyển dạ xảy ra từ đầu tuần 38 đến cuối tuần 42, lúc này thai nhi đã có thể sống độc lập ngoài tử cung. Giáo trình môn học: Giáo trình Sản phụ khoa 1, 2, Nhà xuất bản Y học (2021) 56 Chủ biên: Đàm Văn Cương, Lâm Đức Tâm 7.2.2. Cơ chế phát khởi chuyển dạ 7.2.2.1. Prostaglandin - Prostaglandin đóng vai trò cơ bản trong khởi phát chuyển dạ. - Prostaglandin được hình thành từ axít arachidonic dưới tác động của 15- hydroxyprostaglandin dehydrogenase. Prostaglandin có trong nước ối, màng rụng và cơ tử cung. Sự sản xuất Prostaglandin F2 và PGE2 tăng từ từ trong thời kỳ thai nghén và đạt tỷ lệ cao sau khi bắt đầu chuyển dạ. Prostaglandin góp phần vào sự chín muồi cổ tử cung. - Các yếu tố: phá ối, nhiễm trùng ối, lóc ối có thể gây tăng tổng hợp đột ngột Prostaglandin vào cuối thai kỳ. 7.2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng - Estrogen: làm tăng sự nhạy cảm của cơ trơn và tốc độ truyền của hoạt động điện tế bào, do đó hỗ trợ cho cơn co co tử cung. Ngoài ra, Estrogen còn làm thuận lợi cho sự tổng hợp các Prostaglandin. - Progesteron: có tác dụng ức chế cơn co co tử cung, tuy nhiên vai trò của progesteron trong chuyển dạ vẫn chưa rõ ràng. Nồng độ của Progesteron giảm ở cuối thời kỳ thai nghén làm thay đổi tỷ lệ estrogen/ progesteron góp phần khởi phát chuyển dạ. - Yếu tố về mẹ: cơ chế màng rụng tổng hợp prostaglandin và tuyến yên giải phóng oxytoxin còn là vấn đề đang tranh luận. Người ta quan sát thấy những đỉnh kế tiếp của nồng độ oxytoxin với tần suất tăng trong chuyển dạ, đạt tối đa trong pha sổ thai. Tuy nhiên oxytoxin dường như không có vai trò trong khởi phát chuyển dạ nhưng nồng độ lại tăng lên trong quá trình chuyển dạ. - Yếu tố về thai: người ta biết rằng nếu thai bị quái thai vô sọ, hoặc giảm sản tuyến thượng thận, thai nghén thường kéo dài, ngược lại nếu tăng sản tuyến thượng thận của thai nhi, thường gây đẻ non. 7.2.3. Sinh lý của cơn co tử cung và những thay đổi của cổ tử cung trong chuyển dạ 7.2.3.1. Cơn co tử cung Đó là động lực chính cho phép sự xoá mở cổ tử cung và sự xuống của thai trong tiểu khung. Sinh lý co cơ của sợi cơ trơn: Cơn co của sợi cơ trơn tử cung là kết quả của sự trượt các sợi actin và myosine. Sự tạo thành nối actine - myosine cần thiết của năng lượng cung cấp bởi ATP. Cơn co tử cung ghi được trên Monitoring sản khoa, có hình chuông, thời gian nghỉ dao động giữa 1-3 phút. Giáo trình môn học: Giáo trình Sản phụ khoa 1, 2, Nhà xuất bản Y học (2021) 57 Chủ biên: Đàm Văn Cương, Lâm Đức Tâm Hình 1. Các thông số của cơn co tử cung Tần số cơn co là số cơn co tính trong 10 phút. Cường độ là số đo lúc áp lực buồng tử cung cao nhất. Hoạt độ là tích số giữa tần số và cường độ, được tính bằng đơn vị Montévideo (UM) trong 10 phút. Những thay đổi áp lực được trình bày bằng mmHg hoặc bằng Kilo Pascal (1mmHg = 0,133H Pa). Trong 30 tuần đầu tử cung co co nhẹ và hoạt động của tử cung < 20UM Từ 30 đến 37 tuần những cơn co co tử cung nhiều hơn có khi đạt đến 50UM. Tần suất của nó không vượt quá 1 cơn go/1h. Trong khi đẻ, bắt đầu của chuyển dạ đặc trưng bởi những cơn co tử cung 120 UM tăng từ từ và đạt đến 250 UM khi sổ thai. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Phụ sản Bài giảng Phụ sản 1 Sản phụ khoa Sinh lý chuyển dạ Cơ chế đẻ ngôi chỏm Chăm sóc thai nghén Chăm sóc sơ sinhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Các vấn đề thường gặp của nửa sau thai kỳ: Biểu đồ tăng trưởng của thai nhi trong tử cung
3 trang 202 0 0 -
Sản khoa - GS. TS. BS Nguyễn Duy Tài
190 trang 52 0 0 -
Bài giảng Chuyển dạ bình thường: Sinh lý chuyển dạ
0 trang 42 0 0 -
Tập bài giảng sản phụ khoa (Tập 1 - Tái bản lần thứ bảy): Phần 1
157 trang 37 0 0 -
Bài giảng Sản phụ khoa (Chương trình Đại học)
131 trang 34 0 0 -
Bài giảng Sản phụ khoa - Phần 1
76 trang 33 0 0 -
Phương pháp thực hành trong sản phụ khoa: Phần 2
193 trang 33 0 0 -
Bài giảng Phụ sản 4: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
64 trang 31 0 0 -
173 trang 31 0 0
-
Bài giảng Sản phụ khoa (Tập 1): Phần 2 (Dùng cho sau đại học)
183 trang 30 0 0