Bài giảng Phụ sản 3: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
Số trang: 48
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.66 MB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng Phụ sản 3 giúp sinh viên ngành Y khoa trang bị kiến thức nền tảng và các ứng dụng trong lĩnh vực sản khoa bệnh lý, nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo. Bài giảng gồm 11 chương và được chia thành 2 phần, phần 1 cung cấp cho sinh viên những nội dung về: thai chết trong tử cung; thai ngoài tử cung; chuyển dạ đẻ non; chảy máu sau sinh; thai già tháng;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phụ sản 3: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022) TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA Y Bài giảng PHỤ SẢN 3 Biên soạn: ThS. BS. Huỳnh Thanh Phong BS.CKI. Nguyễn Thị Diễm Thúy Hậu Giang – 2022 LƯU HÀNH NỘI BỘ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA Y Bài giảng PHỤ SẢN 3 Biên soạn: ThS. BS. Huỳnh Thanh Phong BS.CKI. Nguyễn Thị Diễm Thúy Hậu Giang – 2022 LƯU HÀNH NỘI BỘ LỜI GIỚI THIỆU ------------ Phụ sản 3 là môn học thiết yếu trong quá trình đào tạo Bác sĩ đa khoa, trình độ đại học. Trong chương trình giảng dạy tại Trường Đại học Võ Trường Toản, học phần có thời lượng 15 tiết tương ứng I tín chỉ. Mục tiêu học tập học phần Phụ sản 3 giúp sinh viên ngành Y khoa trang bị kiến thức nền tảng và các ứng dụng trong lĩnh vực sản khoa bệnh lý, nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo. Bài giảng gồm 11 chương giới thiệu sơ lược về các bệnh lý thường gặp trong sản phụ khoa như Đái tháo đường thai kỳ, Tiền sản giật – Sản giật, Bệnh tim và thai kỳ, Viêm ruột thừa thai kỳ, Nhiễm trùng đường tiểu và thai kỳ, Nhiễm khuẩn hậu sản, chảy máu sau đẻ, thai chết lưu, thai ngoài tử cung, chuyển dạ đẻ non, thai già tháng. LỜI TỰA ------------ Bài giảng Phụ sản 3 được biên soạn và thẩm định theo các quy chế, quy định hiện hành. Khoa Y hy vọng sẽ cung cấp các nội dung kiến thức súc tích về học phần, hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, bài giảng không thể tránh khỏi các thiếu sót ngoài ý muốn, Khoa Y rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ sinh viên và người đọc để bài giảng được hoàn thiện hơn. Hậu Giang, ngày 15 tháng 3 năm 2022 Biên soạn ThS. BS. Huỳnh Thanh Phong CHƯƠNG I THAI CHẾT TRONG TỬ CUNG 1.1. Thông tin chung 1.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về thai chết trong tử cung. 1.1.2. Mục tiêu học tập 1. Xác định nguyên nhân thai chết trong tử cung. 2. Mô tả triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của thai chết trong tử cung 3. Kể ra các nguy cơ của thai chết trong tử cung. 4. Lựa chọn được cách xử trí thai chết trong tử cung. 1.1.3. Chuẩn đầu ra Áp dụng vào thăm khám và điều trị sản phụ khoa trên lâm sàng. 1.1.4. Tài liệu giảng dạy 1.1.4.1 Giáo trình Đàm Văn Cương, Lâm Đức Tâm (2021). Giáo trình Sản phụ khoa 1, 2. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 1.1.4.2 Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y tế. (2018). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa. Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2. Nguyễn Đức Vy (2020). Bài giảng Sản Phụ Khoa. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 3. Trương Quang Vinh (2016). Giáo trình Sản khoa. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 1.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 1.2. Nội dung chính 1.2.1. Đại cương Thai chết trong tử cung là những thai bị chết mà còn lưu lại buồng tử cung. Trong nhiều trường hợp nguyên nhân gây thai chết khó xác định được. Sau khi thai chết, người mẹ có thể đứng trước hai nguy cơ lớn: Giáo trình môn học: Giáo trình Sản phụ khoa 1, 2, Nhà xuất bản Y học (2021) 1 Chủ biên: Đàm Văn Cương, Lâm Đức Tâm - Các sản phẩm thoái hoá của thai đi vào tuần hoàn mẹ gây nên tình trạng rối loạn đông máu gây chảy máu, đe dọa tính mạng người mẹ. - Nguy cơ nhiễm trùng cao, tiến triển nhanh và nặng nề, đặc biệt là sau khi ối vỡ. Ngoài ra, thai chết còn gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, tình cảm của người mẹ 1.2.2. Nguyên nhân 1.2.2.1. Nguyên nhân về phía mẹ - Tăng huyết áp trong thai kỳ, sản giật đều có thể gây chết thai nếu không được điều trị hay điều trị không đúng. Khi tiền sản giật càng nặng, tỷ lệ thai chết càng cao - Các bệnh mạn tính: viêm thận, xơ gan, bệnh tim... - Mẹ bị các bệnh nội tiết: Basedow, thiểu năng giáp, đái tháo đường, thiểu năng hay cường tuyến thượng thận. - Các bệnh nhiễm khuẩn (bệnh lậu, giang mai...), nhiễm ký sinh trùng(đặc biệt là sốt rét ác tính làm cho thai chết gần 100%), nhiễm vir ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phụ sản 3: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022) TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA Y Bài giảng PHỤ SẢN 3 Biên soạn: ThS. BS. Huỳnh Thanh Phong BS.CKI. Nguyễn Thị Diễm Thúy Hậu Giang – 2022 LƯU HÀNH NỘI BỘ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA Y Bài giảng PHỤ SẢN 3 Biên soạn: ThS. BS. Huỳnh Thanh Phong BS.CKI. Nguyễn Thị Diễm Thúy Hậu Giang – 2022 LƯU HÀNH NỘI BỘ LỜI GIỚI THIỆU ------------ Phụ sản 3 là môn học thiết yếu trong quá trình đào tạo Bác sĩ đa khoa, trình độ đại học. Trong chương trình giảng dạy tại Trường Đại học Võ Trường Toản, học phần có thời lượng 15 tiết tương ứng I tín chỉ. Mục tiêu học tập học phần Phụ sản 3 giúp sinh viên ngành Y khoa trang bị kiến thức nền tảng và các ứng dụng trong lĩnh vực sản khoa bệnh lý, nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo. Bài giảng gồm 11 chương giới thiệu sơ lược về các bệnh lý thường gặp trong sản phụ khoa như Đái tháo đường thai kỳ, Tiền sản giật – Sản giật, Bệnh tim và thai kỳ, Viêm ruột thừa thai kỳ, Nhiễm trùng đường tiểu và thai kỳ, Nhiễm khuẩn hậu sản, chảy máu sau đẻ, thai chết lưu, thai ngoài tử cung, chuyển dạ đẻ non, thai già tháng. LỜI TỰA ------------ Bài giảng Phụ sản 3 được biên soạn và thẩm định theo các quy chế, quy định hiện hành. Khoa Y hy vọng sẽ cung cấp các nội dung kiến thức súc tích về học phần, hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, bài giảng không thể tránh khỏi các thiếu sót ngoài ý muốn, Khoa Y rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ sinh viên và người đọc để bài giảng được hoàn thiện hơn. Hậu Giang, ngày 15 tháng 3 năm 2022 Biên soạn ThS. BS. Huỳnh Thanh Phong CHƯƠNG I THAI CHẾT TRONG TỬ CUNG 1.1. Thông tin chung 1.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về thai chết trong tử cung. 1.1.2. Mục tiêu học tập 1. Xác định nguyên nhân thai chết trong tử cung. 2. Mô tả triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của thai chết trong tử cung 3. Kể ra các nguy cơ của thai chết trong tử cung. 4. Lựa chọn được cách xử trí thai chết trong tử cung. 1.1.3. Chuẩn đầu ra Áp dụng vào thăm khám và điều trị sản phụ khoa trên lâm sàng. 1.1.4. Tài liệu giảng dạy 1.1.4.1 Giáo trình Đàm Văn Cương, Lâm Đức Tâm (2021). Giáo trình Sản phụ khoa 1, 2. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 1.1.4.2 Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y tế. (2018). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa. Nhà xuất bản Y học Hà Nội 2. Nguyễn Đức Vy (2020). Bài giảng Sản Phụ Khoa. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 3. Trương Quang Vinh (2016). Giáo trình Sản khoa. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 1.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 1.2. Nội dung chính 1.2.1. Đại cương Thai chết trong tử cung là những thai bị chết mà còn lưu lại buồng tử cung. Trong nhiều trường hợp nguyên nhân gây thai chết khó xác định được. Sau khi thai chết, người mẹ có thể đứng trước hai nguy cơ lớn: Giáo trình môn học: Giáo trình Sản phụ khoa 1, 2, Nhà xuất bản Y học (2021) 1 Chủ biên: Đàm Văn Cương, Lâm Đức Tâm - Các sản phẩm thoái hoá của thai đi vào tuần hoàn mẹ gây nên tình trạng rối loạn đông máu gây chảy máu, đe dọa tính mạng người mẹ. - Nguy cơ nhiễm trùng cao, tiến triển nhanh và nặng nề, đặc biệt là sau khi ối vỡ. Ngoài ra, thai chết còn gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, tình cảm của người mẹ 1.2.2. Nguyên nhân 1.2.2.1. Nguyên nhân về phía mẹ - Tăng huyết áp trong thai kỳ, sản giật đều có thể gây chết thai nếu không được điều trị hay điều trị không đúng. Khi tiền sản giật càng nặng, tỷ lệ thai chết càng cao - Các bệnh mạn tính: viêm thận, xơ gan, bệnh tim... - Mẹ bị các bệnh nội tiết: Basedow, thiểu năng giáp, đái tháo đường, thiểu năng hay cường tuyến thượng thận. - Các bệnh nhiễm khuẩn (bệnh lậu, giang mai...), nhiễm ký sinh trùng(đặc biệt là sốt rét ác tính làm cho thai chết gần 100%), nhiễm vir ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Phụ sản Bài giảng Phụ sản 3 Sản phụ khoa Thai chết trong tử cung Thai ngoài tử cung Chuyển dạ đẻ non Chảy máu sau sinh Thai già tháng Điều trị sản phụ khoaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Các vấn đề thường gặp của nửa sau thai kỳ: Biểu đồ tăng trưởng của thai nhi trong tử cung
3 trang 185 0 0 -
Sản khoa - GS. TS. BS Nguyễn Duy Tài
190 trang 49 0 0 -
Tập bài giảng sản phụ khoa (Tập 1 - Tái bản lần thứ bảy): Phần 1
157 trang 36 0 0 -
Bài giảng Sản phụ khoa (Chương trình Đại học)
131 trang 33 0 0 -
Bài giảng Sản phụ khoa - Phần 1
76 trang 33 0 0 -
173 trang 29 0 0
-
Tuyển tập bài giảng Sản phụ khoa (Tập 1 - tái bản lần thứ năm): Phần 2
162 trang 28 0 0 -
Bài giảng chuyên đề: Sản khoa - Chảy máu sau sinh
15 trang 28 0 0 -
Tập bài giảng sản phụ khoa (Tập 1 - Tái bản lần thứ bảy): Phần 2
154 trang 25 0 0 -
Bài giảng chuyên đề: Sản khoa - Thai ngoài tử cung
12 trang 25 0 0