Thông tin tài liệu:
Bài giảng Phương pháp đào tạo người lớn tuổi là một môn học rất cần thiết cho sinh viên một số ngành của Trường Đại học Lâm nghiệp vì môn học sẽ cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng và phương pháp khi tiếp cận, đào tạo với cơ sở, người dân và cộng đồng, có thể hỗ trợ cộng đồng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần phát triển nông thôn,…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phương pháp đào tạo người lớn tuổi - ĐH Lâm Nghiệp PHẠM QUANG VINH Bài GiảngPHƢƠNG PHÁP ĐÀO TẠO NGƢỜI LỚN TUỔITRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP, 2014 12 LỜI NÓI ĐẦU Môn học Phương pháp đào tạo người lớn tuổi được bắt đầu giảng dạy tạiTrường Đại học Lâm nghiệp từ năm 2008, từ khi thực hiện đào tạo chuyênngành Khuyến nông và phát triển nông thôn. Những nhận thức ngày càng cao vềLâm nghiệp xã hội (LNXH), lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ), phát triển nôngthôn và đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn, môn học này luôn được cập nhật thông tinvà đổi mới trong quá trình giảng dạy. Môn học Phương pháp đào tạo người lớn tuổi là một môn học rất cần thiếtcho sinh viên một số ngành của Trường Đại học Lâm nghiệp vì môn học sẽcung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng và phương pháp khi tiếp cận,đào tạo với cơ sở, người dân và cộng đồng, có thể hỗ trợ cộng đồng áp dụng tiếnbộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần phát triển nông thôn,… Để hoàn thành cuốn bài giảng này chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiếnđóng góp của các nhà chuyên môn và các đồng nghiệp, đặc biệt là các ý kiến củaTS. Nguyễn Đình Hải, TS. Trần Việt Hà, Ths. Hoàng Ngọc Ý, Ths. Kiều TríĐức,... Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu đó. Trong quá trình biên soạn cuốn bài giảng, mặc dù đã có nhiều cố gắngnhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận đượcnhững ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn, các thầy, côgiáo và các bạn đồng nghiệp để cuốn bài giảng ngày càng được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTTừ viết tắt Diễn giảiCBKN Cán bộ khuyến nôngĐGNT Đánh giá nông thônHGĐ Hộ gia đìnhICRAF Trung tâm nghiên cứu nông lâm thế giớiLNXH Lâm nghiệp xã hộiLNCĐ Lâm nghiệp cộng đồngLSNG Lâm sản ngoài gỗNLKH Nông lâm kết hợpPCD Phát triển chương trình đào tạo có sự tham giaPRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dânPTNT Phát triển nông thônRCĐ Rừng cộng đồngRRA Đánh giá nhanh nông thônTTKNQG Trung tâm khuyến nông quốc giaSTG Sự tham giaSWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức 4 Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÀO TẠO CHO NGƢỜI LỚN TUỔI1.1. Một số khái niệm1.1.1. Chương trình (Curriculum) Là toàn bộ những dự kiến hoạt động theo một trình tự nhất định và trongmột thời gian nhất định. Chương trình trong giáo dục đào tạo là tất cả các hoạt động mà người họcphải làm. Đặc biệt là các hoạt động mà người học cần theo đuổi để học hết khoáhọc và đạt được mục đích tổng thể, là con đường họ phải theo. Chương trìnhkhông chỉ là nội dung mà là cả quá trình họ cần thực hiện để thành công.1.1.2. Khung chương trình môn học (Frame work) Là bản hướng dẫn để phát triển chương trình thực hiện giảng dạy môn họcđó, do một hoặc nhóm giáo viên có chuyên môn xây dựng và được hội đồngkhoa học Trường phê duyệt. Khung chương trình môn học bao gồm tên mônhọc, mục đích, mục tiêu, nội dung chính, phương pháp giảng dạy, nguồn lực yêucầu, quy trình đánh giá. Ví dụ: Khung chương trình môn học Lâm nghiệp xã hội đại cương. Khung chương trình môn học Nông lâm kết hợp.1.1.3. Chương trình khung (Curriculum standard) Là khung chương trình của một khối ngành, một ngành đào tạo do hội đồngtư vấn chương trình của khối ngành và ngành xây dựng. Chương trình khungnày là cơ sở để các trường phát triển chương trình giảng dạy ngành đào tạo dotrường đảm nhiệm sau khi được Bộ giáo dục đào tạo phê duyệt. Chương trình khung là cơ sở để đảm bảo tính chuẩn mực, cơ bản, hiện đại,thiết thực, kế thừa và liên thông cũng như tính đa dạng trong khuôn khổ thốngnhất về chuẩn kiến thức của chương trình giáo dục đại học Chương trình khung = Khung chương trình + phần nội dung Chương trình khung bao gồm: - Mục tiêu tổng thể của ngành; - Nơi làm việc sau khi sinh viên tốt nghiệp, chức năng của họ; - Kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt; - Tên môn học (học phần), thời lượng và nội dung chính từng môn học; 5 - Các khuyến nghị về phương pháp giảng dạy; - Các hướng dẫn về quy trình đánh giá; - Các hướng dẫn sử dụng chương trình khung để thiết kế chương trìnhgiảng dạy cụ thể. Ví dụ: Chương trình khung ngành Lâm học; Chương trình khung ngành Khuyến nông.1.1.4. Đào tạo Là một cách thức giúp người ta làm được những việc mà họ không thể làmđược trước khi qua đào tạo.1.1.5. Phát triển chươn ...