Thông tin tài liệu:
Bài giảng Phương pháp luận nghiên cứu sẽ giới thiệu tới các bạn tổng luận về nghiên cứu; tiến trình soạn thảo khảo luận, luận văn & luận án; cấu trúc của luận văn-luận án;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phương pháp luận nghiên cứu
Bộ môn
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
NGHIÊN CỨU
(RESEARCH
METHODOLOGY)
Giảng viên:
ĐĐ.TS. THÍCH QUANG THẠNH
Bài 1
TỔNG LUẬN
VỀ NGHIÊN CỨU
I. KHÁI NIỆM
1. Khái niệm nghiên cứu:
a. Về phương diện nghĩa đen:
Nghiên cứu là sự tìm tòi, suy
xét và nghiền ngẫm một vấn
đề cho thấu đáo.
Tên tiếng Anh là “research” .
“re” là sự lập đi lập lại nhiều
lần. “search” là sự nghiên
cứu, phát hiện hay khám phá.
b. Về phương diện khoa học:
Nghiên cứu là công trình khảo
sát, nỗ lực tìm kiếm hoặc khám
phá những sự kiện/kiến thức mới
bằng phương pháp có hệ thống
khoa học về một đề tài/công
trình nghiên cứu nào đó một
cách sâu rộng hơn.
2. Khái niệm phương pháp
luận nghiên cứu:
Tên tiếng Anh là “Research
Methodology”; “Method of research”;
hay viết gọn “Methodology.”
Là phương pháp lập luận có hệ thống
và khoa học khi nghiên cứu về một đề tài
hay một công trình khoa học nào đó
II. PHÂN LOẠI
NGHIÊN CỨU
a. Nghiên cứu thuần túy
(Pure research)
Là công trình nghiên cứu, khám
phá kiến thức mới về một lãnh
vực nào đó một cách không vụ
lợi, chỉ nhằm làm cho vấn đề
sáng tỏ hơn và hoàn thiện
hơn.
b. Nghiên cứu ứng dụng
(Practical/applied research)
Là công trình nghiên cứu của một cá
nhân hay tập thể, hoặc của các ban
ngành/viện/công ty/... để tìm kiếm
và khám phá những sản phẩm mới
hoặc cải thiện những sản phẩm đã
có, nhằm mục đích phục vụ lợi ích
cho các nhu cầu xã hội và phát triển
kinh tế.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp số lượng
2. Phương pháp chất lượng
3. Phương pháp nghiên cứu hiện trường
4. Phương pháp thực nghiệm/thí nghiệm
5. Phương pháp khảo sát
6. Phương pháp so sánh
7. Phương pháp phỏng vấn
8. Phương pháp bảng câu hỏi
9. Phương pháp nghiên cứu tiêu biểu
10. Phương pháp phân tích
11. Phương pháp liên ngành
IV. NGUỒN TÀI LiỆU
NGHIÊN CỨU
1. Nguồn tài liệu gốc
(Primary Sources)
Nguồn tài liệu gốc là bao gồm tất cả các
sáng tác thuộc nguyên thủy của một tác
giả nào đó. Bao gồm:
Kinh/Sách nguyên thủy.
Luận văn; Luận án; Chuyên khảo.
Bài nghiên cứu trong Tạp chí.
Thư từ; Nhật ký; Hồi ký; Bút ký nhân
chứng
Kịch; Thơ ca; Tiểu thuyết; Tự truyện.
Tài liệu phỏng vấn; các báo cáo và
thuyết trình; ...
2. Nguồn tài liệu phụ/thứ 2
(Secondary Sources)
Nguồn tài liệu thứ 2 bao gồm các
sáng tác viết về/dựa trên tài liệu gốc;
hoặc các bản dịch khác nhau về tài
liệu gốc:
Các bản dịch; sớ giải; chú thích.
Bản tóm tắt; Từ điển Bách khoa;
các mục/tạp chí điểm sách.
Các sách hướng dẫn; các ấn bản
chứa các thông tin về sự kiện; ...
V. PHẦN TRÌNH BÀY
LUẬN VĂN- LUẬN ÁN
1. PHẦN ĐẦU
Các trang bìa; trang để trống và trang
tựa đề.
Trang xác nhận giáo sư hướng dẫn và
giáo sư Trưởng bộ môn.
Trang Tuyên bố của nghiên cứu sinh
Lời giới thiệu/ lời đầu sách /lời Tựa.
Lời cảm ơn
Mục lục; Bảng liệt kê các bảng biểu
hoặc hình ảnh minh họa (nếu có)
Bảng viết tắt.
2. PHẦN GIỮA
Chương Dẫn nhập.
Các chương Nội dung
Chương Kết luận/Tóm tắt
3. PHẦN CUỐI
Trang Phụ chú
Trang Chú giải Thuật ngữ/
và Thuật ngữ đối chiếu
Thư mục tham khảo
Bảng chú dẫn mục từ.
VI. CÁC THÀNH PHẨM
NGHIÊN CỨU
1. BIÊN KHẢO (Writings)
Là một bài nghiên cứu nhằm
công bố, cung cấp hay phổ biến
kiến thức về một vấn đề nào
đó; không mang tính chất học
đường/thi cử/đệ trình để được
cấp văn bằng/chứng chỉ.
Không giới hạn về số trang và
phạm vi nghiên cứu.
▬► Ví dụ: Bài viết trên báo, tạp
chí, mạng, …