Danh mục

Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 4 - TS. Phan Thế Công

Số trang: 44      Loại file: pdf      Dung lượng: 745.04 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 4: Phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng" giúp người học phân biệt được phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng; vận dụng/sử dụng được phương pháp nghiên cứu hợp lí cho từng loại đề tài nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 4 - TS. Phan Thế Công PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Giảng viên: TS. Phan Thế Công 11 v1.0015108208 BÀI 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VÀ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG Giảng viên: TS. Phan Thế Công v1.0015108208 2 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Phân biệt được phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. • Vận dụng/sử dụng được phương pháp nghiên cứu hợp lí cho từng loại đề tài nghiên cứu. v1.0015108208 3 CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học tốt bài học này, người học cần có những kiến thức cơ bản của các môn học sau: • Kiến thức của giai đoạn học phổ thông như: lịch sử, văn học, toán học, địa lí... • Kiến thức về xác suất và thống kê toán; • Các kiến thức và kĩ năng cơ bản về tin học văn phòng. v1.0015108208 4 HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc tài liệu là bài giảng, giáo trình và các tài liệu tham khảo trước lúc nghe giảng, trước lúc thực hành. • Nghe và đọc thêm các thông tin mới trên các phương tiện thông tin truyền thông, sách báo, tạp chí chuyên ngành. • Thảo luận với sinh viên và giáo viên trên diễn đàn và thông qua hệ thống H2472. v1.0015108208 5 CẤU TRÚC NỘI DUNG Phân loại thông tin và các phương pháp thu thập 4.1 thông tin nghiên cứu 4.2 Phương pháp định tính 4.3 Phương pháp định lượng v1.0015108208 6 4.1. PHÂN LOẠI THÔNG TIN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN NGHIÊN CỨU • Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội. • Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí. • Do đó cần phải nắm chắc các phương pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phương pháp thích hợp với hiện tượng, làm cơ sở để lập kế hoạch thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm để đạt được hiệu quả cao nhất của giai đoạn quan trọng này. 4.1.1. Phân loại thông tin 4.1.2. Các phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin nghiên cứu v1.0015108208 7 4.1.1. PHÂN LOẠI THÔNG TIN NGHIÊN CỨU Thông tin nghiên cứu là thông tin giúp nhà nghiên cứu đi đến các kết luận trong nghiên cứu của mình. Dữ liệu thứ cấp Phân loại Dữ liệu sơ cấp v1.0015108208 8 4.1.1. PHÂN LOẠI THÔNG TIN NGHIÊN CỨU (tiếp theo) a. Dữ liệu thứ cấp • Định nghĩa: Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lí (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lí. Như vậy, dữ liệu thứ cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập. • Ví dụ về các nguồn dữ liệu thứ cấp: Các cuộc điều tra về dân số, nhà ở, điều tra doanh nghiệp, điều tra mức sống dân cư, điều tra kinh tế xã hội gia đình (đa mục tiêu)... do chính phủ yêu cầu là những nguồn dữ liệu rất quan trọng cho các nghiên cứu kinh tế xã hội. Bài báo khoa học, báo cáo khoa học, tài liệu giáo trình. • Ưu điểm: tiết kiệm tiền bạc, thời gian. • Nhược điểm: Dữ liệu thứ cấp thường đã qua xử lí nên khó đánh giá được mức độ chính xác, mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu. Số liệu thứ cấp này đã được thu thập cho các nghiên cứu với các mục đích khác và có thể hoàn toàn không hợp với vấn đề của chúng ta; khó phân loại dữ liệu; các biến số, đơn vị đo lường có thể khác nhau. v1.0015108208 9 4.1.1. PHÂN LOẠI THÔNG TIN NGHIÊN CỨU (tiếp theo) b. Dữ liệu sơ cấp Khi dữ liệu thứ cấp không có sẵn hoặc không thể giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu của chúng ta, chúng ta phải tự mình thu thập dữ liệu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu đặt ra. Các dữ liệu tự thu thập này được gọi là dữ liệu sơ cấp. Hay nói cách khác, dữ liệu sơ cấp là dữ liệu do chính người nghiên cứu thu thập. v1.0015108208 10 4.1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN NGHIÊN CỨU • Theo truyền thống, có hai hướng tiếp cận thu thập thông tin nghiên cứu, đó là định tính và định lượ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: