Danh mục

Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Số trang: 29      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.10 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong chương 3 Thiết kế nghiên cứu nằm trong bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học nhằm trình bày về thiết kế vấn đề nghiên cứu, cấu trúc (hoạch định) vấn đề và thiết kế nghiên cứu, vấn đề của “nguyên nhân” , thử nghiệm cổ điển, các nghiên cứu thiết kế khác, các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Chương 3: Thiết kế nghiên cứu  Các mục chính trong chương này là:  3.1-Thiết kế vấn đề nghiên cứu  3.2- Cấu trúc (hoạch định) vấn đề và thiết kế nghiên cứu  3.3-Vấn đề của “nguyên nhân”  3.4-Thử nghiệm cổ điển  3.5-Các nghiên cứu thiết kế khác  3.6-Các yêu cầu trong thiết kế nghiên cứu 3.1-Thiết kế vấn đề nghiên cứu  Thiết kế nghiên cứu là bao gồm toàn bộ kế hoạch liên kết nhận thức vấn đề nghiên cứu với nghiên cứu thực nghiệm thích hợp và có thể làm được  Nghiên cứu thực nghiệm là tiến hành để trả lời các câu hỏi nghiên cứu  Chọn thiết kế nghiên cứu trong chiến lược lựa chọn tổng thể được thực hiện với mục đích tìm được cách tiếp cận phù hợp để trả lời vấn đề nghiên cứu bằng phương cách tốt nhất có thể trong khuôn khổ các ràng buộc cho trước (thời gian, kinh phí, kỹ năng) 3.1-Thiết kế vấn đề nghiên cứu (tt)  Thiết kế vấn đề sai sẽ rất khó khăn để trả lời được các câu hỏi đặt ra. Lập bảng hỏi sai, không rõ ràng sẽ không thu được các thông tin cần cho phân tích. Vì vậy thiết kế nghiên cứu là rất quan trọng, có vai trò “kỹ thuật chủ nhân”, còn phân tích số liệu được cho là vai trò “kỹ thuật đầy tớ”  Thiết kế nghiên cứu là phải trả lời được câu hỏi sau:  Tôi thực sự cần cái gì để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu của tôi? 3.2- Cấu trúc vấn đề và thiết kế nghiên cứu  Hãy xem xét các thí dụ sau đây:  (1) Một đảng phái chính trị cần tiến hành thăm dò để xem xét tỷ lệ người ủng hộ họ. Đây là một vấn đề cấu trúc. Đảng chính trị biết thông tin nào là cần, tức tỷ lệ cử tri ủng hộ.  (2) Một công ty quảng cáo đã đưa ra hai bản quảng cáo và cần biết bản nào trong hai bản là quảng cáo có hiệu quả. Trong trường hợp này vấn đề nghiên cứu được cấu trúc. Công ty quảng cáo cần biết bản nào trong hai bản quảng cáo (A và B) là tốt nhất, hoặc A hơn B, hoặc B hơn A hoặc A=B. 3.2- Cấu trúc vấn đề và thiết kế nghiên cứu  Hơn thế, trong trường hợp này, quảng cáo được coi là “căn nguyên” mà có thể đưa ra một tác dụng nào đó như sự nhận biết được, sự quan tâm hoặc nhu cầu mua hàng  (3) Doanh số bán hàng của công ty X đã giảm trong 3 tháng liên tục. Ban quản lý không biết tại sao. Trong trường hợp này, ban quản lý phải thực hiện một quan sát. Ban quản lý không biết cái gì là nguyên nhân giảm doanh số bán. Đây là vấn đề không được cấu trúc 3.2- Cấu trúc vấn đề và thiết kế nghiên cứu (tt)  Các thí dụ trên chỉ ra rằng các vấn đề có thể khác nhau trong cấu trúc, hoạch định tức là làm thế nào để chúng được hiểu rõ. Dựa vào cấu trúc vấn đề, chúng ta có thể phân biệt giữa ba loại thiết kế nghiên cứu:  Thiết kế nghiên cứu: Cấu trúc vấn đề:  1. Thăm dò Không cấu trúc  2. Mô tả Cấu trúc  3. Nguyên nhân Cấu trúc Thiết kế thăm dò  Khi nào vấn đề nghiên cứu rất khó hiểu, một thiết kế nghiên cứu thăm dò (ít hoặc nhiều) là thích hợp  Trong thí dụ ba nêu trên, công ty phải tiến hành điều tra nguyên nhân, thu thập dữ kiện  Khi có được các thông tin, vấn đề được rõ hơn và cuộc khảo sát thăm dò kết thúc, câu hỏi được trả lời. Thiết kế mô tả  Trong nghiên cứu mô tả, vấn đề được cấu trúc (hoạch định) và hiểu rõ  Xem xét trường hợp khi một công ty cần xem xét “quy mô thị trường M’  Vấn đề hay nhiệm vụ cần giải quyết là rõ ràng. Công việc cần phải làm là, trước tiên, cần một định nghĩà “thị trường” là gì?  Có phải là một số người, người mua thực tại và tiềm năng đối với sản phẩm (X) cụ thể trong một địa bàn cụ thể ở một thời điểm được xác định (1 năm), hay là cái gì khác…?. Nhiệm vụ của người nghiên cứu lúc này là phải đưa ra được thông tin này. Thiết kế mô tả (tt)  Tóm lại, các đặc tính chủ yếu của nghiên cứu mô tả là sự cấu trúc vấn đề và ở đây các thủ tục và các quy tắc là rõ ràng  Nghiên cứu mô tả có thể bao hàm lớn hơn một biến số (như nghiên cứu mối quan hệ di dân với việc làm, thu nhập; nghiên cứu tác động của các yếu tố quản lý đến hiệu quả hay năng suất cơng ty…) Thiết kế nguyên nhân  Trong nghiên cứu nguyên nhân, các vấn đề với sự khảo sát kỹ lưỡng cũng đã được cấu trúc  Tuy nhiên, ngược lại với nghiên cứu mô tả, trong trường hợp này, người nghiên cứu phải đối diện với những vấn đề “nguyên nhân và kết quả”, như đã giới thiệu trong thí dụ về quảng cáo ở phần trên  Nhiệm vụ chính trong nghiên cứu này là phải tách biệt những nguyên nhân, và nói lên xem có hay không và đến chừng mực nào thì “nguyên nhân” kết quả có hiệu lực  Thí dụ các câu hỏi trong nghiên cứu nguyên nhân là “ Lọai thuốc đó có hiệu lực hay không?” hay “Với liều lượng nào thì thuốc có hiệu lực nhất?”. 3.2- Cấu trúc vấn đề và thiết kế nghiên cứu (tt)  Khi xem xét các thiết kế nghiên cứu vấn đề được lưa chọn, người nghiên cứu cần suy nghĩ để tìm dạng thiết kế nghiên cứu phù hợp, và câu hỏi đặt ra cho người nghiên cứu ở đây là:  Dạng thiết kế nghiên cứu nào là thích hợp cho vấn đề nghiên cứu của tôi?  3.3-Vấn đề của “nguyên nhân”  Vấn đề của nguyên nhân và kết quả được gọi là lý thuyết tu viện trong nghiên cứu. Có thể biểu diễn lý thuyết này bằng cách sau đây. Giả sử có hai biến số X và Y. Mối quan hệ giữa X và Y như sau:  X Y (X nguyên nhân của Y)  Y X (Y nguyên nhân của X)  X Y ( quan hệ nhân quả qua lại)  X Y ( không có quan hệ). 3.4-Thử nghiệm cổ điển  Có hai nhóm bao gồm nhóm thực nghiệm, tức nhóm mà tác nhân kích thích thử nghiệm được chỉ định thử nghiệm, và nhóm kiểm chứng không bộc lộ tác nhân kích thíc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: