Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục - La Hồng Huy
Số trang: 29
Loại file: pdf
Dung lượng: 269.03 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mời các bạn cùng tìm hiểu cơ sở phương pháp luận nghiên
cứu khoa học giáo dục; phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục; cấu trúc logic quá trình hoàn thành một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục được trình bày cụ thể trong "Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục" của tác giả La Hồng Huy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục - La Hồng Huy TT Nghiên Cứu KHXH & NV Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Tác giả: La Hồng Huy Biên mục: sdms CHƯƠNG I: Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục (NCKHGD) là những luận điểm chung có tính chất khuynh hướng, chỉ đạo quá trình NCKHGD (còn gọi là phương pháp tiếp cận hay quan điểm tiếp cận đối tượng). Quan điểm phương pháp luận có ý nghĩa to lớn đối với quá trình nghiên cứu, sự thành công hay thất bại, chất lượng thấp hay cao của công trình khoa học một phần lớn phụ thuộc vào cách tiếp cận đối tượng. Các quan điểm cần quán triệt trong quá trình NCKHGD gồm có: Quan điểm hệ thống cấu trúc. Quan điểm lôgíc lịch sử, quan điểm khách quan và quan điểm thực tiễn. Quan điểm hệ thống cấu trúc trong NCKHGD 1/ Hệ thống là gì? Là tập hợp gồm nhiều phần tử, nhiều bộ phận tác động qua lại lẫn nhau được xem như một thực thể nhất định đứng trước một môi trường, môi trường là tất cả những gì bên ngoài hệ thống, tác động lên nó bvà chịu sự tác động qua lại của nó. 2/ Tính hệ thống: Là một tính quan trọng của thế giới, là hình thức diễn đạt tính chất phức tạp của đối tượng và nó chính là thông số quan trọng để đánh giá đối tượng. 3/ Phương pháp hệ thống: Là con đường nghiên cứu một đối tượng phức tạp. Trên cơ sở phân tích đối tượng thành các bộ phận, các thành phần để nghiên cứu chúng một cách sâu sắc, tìm ra tính hệ thống của đối tượng. 4/ Quan điểm hệ thống: Là luận điểm quan trọng chỉ dẫn quá trình nghiên cứu phức tạp, là cách tiếp cận đối tượng bằng phương pháp hệ thống để tìm ra cấu trúc của đối tượng, phát hiện ra tính hệ thống. *Khi nghiên cứu hiện tượng giáo dục theo quan điểm hệ thống cấu trúc cần: Nghiên cứu hiện tượng đó một cách toàn diện nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận mà xem xét cụ thể. Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật phát triển từng mặt và toàn bộ hệ thống giáo dục. Nghiên cứu hiện tượng giáo dục trong mối tương tác với các hiện tượng xã hội khác, với toàn bộ nền văn hoá xã hội. Tìm môi trường thuận lợi cho sự phát triển. Trình bày kết quả NCKHGD rõ ràng, khúc chiết theo một hệ thống chặt chẽ, có tính lôgíc cao. Quan điểm logic - lịch sử trong NCKHGD Lịch sử là sự phát triển, diễn biến có thật của các hiện tượng và sự vật khách quan. Lôgíc là sự phản ánh trong tư duy của con người quá trình diễn biến lịch sử của hệ tượng khách quan , lôgích là kết quả của sự nhận thức của con người, NCKHGD chính là sự phát hiện cái lôgích tất yếu của sự kiện giáo dục. Quan điểm lịch sử- lôgích trong NCKHGD chính là việc thực hiện quá trình ngghiên cứu đối tượng bằng phương pháp lịch sử. Tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh, phát triển của giáo dục trong những thời gian và không gian cụ thể, với những hoàn cảnh điều kiện cụ thể, để phát triển cho được quy luật tất yếu của quá trình sư phạm. *Nguyên tắc lịch sử trong NCKHGD thực hiện các chức năng sau đây: Dùng các sự kiện lịch sử dể minh hoạ, chứng minh, làm sáng tỏ các luận điểm khoa học, các nguyên lý sư phạm hay kết quả công trình NCKHGD. Dùng tài liệu lịch sử theo chuẩn mực, để đánh những kết luận sư phạm, đánh giá chân lý khoa học. Dựa vào kết luận lịch sử,với các quy luật tất yếu, các lôgíc khách quan mà xây dựng các giả thuyết KHGD và chứng minh các giả thuyết đó. Dựa vào xu thế phát triển của lịch sử giáo dục để nghiên cứu thực tiễn giáo dục, tìm ra những khả năng mới dự đoán các khuynh hướng phát triển của hệ tượng giáo dục. Dựa vào lịch sử thiết kế mô hình các biện pháp, các hình thức giáo dục mới, thiết kế triển vọng phát triển của quá trình giáo dục. Sưu tập xử lý thông tin, kinh nghiệm giáo dục để giải quyết các nhiệm vụ giáo dục, để ngăn ngừa và tránh khỏi những sai lầm khuyết điểm có thể lặp lại trong tương lai. Quan điểm khách quan • Thế giới khách quan tồn tại ở ngoài và không phụ thuộc vào ý thức, do đó cần đảm bảo tính khách quan khi tiến hành NCKHGD • Trong NCKHGD, chủ thể là người nghiên cứu. Khách thể là đối tượng nghiên cứu (đừng nhầm lẫn với đối tượng nghiên cứu của đề tài) • Quan điểm khách quan đòi hỏi người nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu của hiện thực giáo dục và tôn trọng hiện thực ấy. Khi chọn, tìm đề tài nghiên cứu phải căn cứ vào vấn đề mà sự nghiệp giáo dục đặt ra chứ không phải là vấn đề chủ quan ta nêu ra trên cơ sở lợi ích, nguyện vọng của bản thân. Các sự vật hiện tượng nghiên cứu cũng phải được tôn trọng “trạng thái vốn có của nó”. Người nghiên cứu không được sửa đổi, thêm bớt, tô lồng bôi đen, phải chú ý sử dụng phương pháp nào để tiếp cận trung thực nhất với hiện thực. Vì khách thể nghiên cứu là con người dễ sai lệch do yếu tâm lý. Quan điểm khách quan còn đòi hỏi ngưòi nghiên cứu phải ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục - La Hồng Huy TT Nghiên Cứu KHXH & NV Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Giáo Dục Tác giả: La Hồng Huy Biên mục: sdms CHƯƠNG I: Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục (NCKHGD) là những luận điểm chung có tính chất khuynh hướng, chỉ đạo quá trình NCKHGD (còn gọi là phương pháp tiếp cận hay quan điểm tiếp cận đối tượng). Quan điểm phương pháp luận có ý nghĩa to lớn đối với quá trình nghiên cứu, sự thành công hay thất bại, chất lượng thấp hay cao của công trình khoa học một phần lớn phụ thuộc vào cách tiếp cận đối tượng. Các quan điểm cần quán triệt trong quá trình NCKHGD gồm có: Quan điểm hệ thống cấu trúc. Quan điểm lôgíc lịch sử, quan điểm khách quan và quan điểm thực tiễn. Quan điểm hệ thống cấu trúc trong NCKHGD 1/ Hệ thống là gì? Là tập hợp gồm nhiều phần tử, nhiều bộ phận tác động qua lại lẫn nhau được xem như một thực thể nhất định đứng trước một môi trường, môi trường là tất cả những gì bên ngoài hệ thống, tác động lên nó bvà chịu sự tác động qua lại của nó. 2/ Tính hệ thống: Là một tính quan trọng của thế giới, là hình thức diễn đạt tính chất phức tạp của đối tượng và nó chính là thông số quan trọng để đánh giá đối tượng. 3/ Phương pháp hệ thống: Là con đường nghiên cứu một đối tượng phức tạp. Trên cơ sở phân tích đối tượng thành các bộ phận, các thành phần để nghiên cứu chúng một cách sâu sắc, tìm ra tính hệ thống của đối tượng. 4/ Quan điểm hệ thống: Là luận điểm quan trọng chỉ dẫn quá trình nghiên cứu phức tạp, là cách tiếp cận đối tượng bằng phương pháp hệ thống để tìm ra cấu trúc của đối tượng, phát hiện ra tính hệ thống. *Khi nghiên cứu hiện tượng giáo dục theo quan điểm hệ thống cấu trúc cần: Nghiên cứu hiện tượng đó một cách toàn diện nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tượng thành các bộ phận mà xem xét cụ thể. Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật phát triển từng mặt và toàn bộ hệ thống giáo dục. Nghiên cứu hiện tượng giáo dục trong mối tương tác với các hiện tượng xã hội khác, với toàn bộ nền văn hoá xã hội. Tìm môi trường thuận lợi cho sự phát triển. Trình bày kết quả NCKHGD rõ ràng, khúc chiết theo một hệ thống chặt chẽ, có tính lôgíc cao. Quan điểm logic - lịch sử trong NCKHGD Lịch sử là sự phát triển, diễn biến có thật của các hiện tượng và sự vật khách quan. Lôgíc là sự phản ánh trong tư duy của con người quá trình diễn biến lịch sử của hệ tượng khách quan , lôgích là kết quả của sự nhận thức của con người, NCKHGD chính là sự phát hiện cái lôgích tất yếu của sự kiện giáo dục. Quan điểm lịch sử- lôgích trong NCKHGD chính là việc thực hiện quá trình ngghiên cứu đối tượng bằng phương pháp lịch sử. Tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh, phát triển của giáo dục trong những thời gian và không gian cụ thể, với những hoàn cảnh điều kiện cụ thể, để phát triển cho được quy luật tất yếu của quá trình sư phạm. *Nguyên tắc lịch sử trong NCKHGD thực hiện các chức năng sau đây: Dùng các sự kiện lịch sử dể minh hoạ, chứng minh, làm sáng tỏ các luận điểm khoa học, các nguyên lý sư phạm hay kết quả công trình NCKHGD. Dùng tài liệu lịch sử theo chuẩn mực, để đánh những kết luận sư phạm, đánh giá chân lý khoa học. Dựa vào kết luận lịch sử,với các quy luật tất yếu, các lôgíc khách quan mà xây dựng các giả thuyết KHGD và chứng minh các giả thuyết đó. Dựa vào xu thế phát triển của lịch sử giáo dục để nghiên cứu thực tiễn giáo dục, tìm ra những khả năng mới dự đoán các khuynh hướng phát triển của hệ tượng giáo dục. Dựa vào lịch sử thiết kế mô hình các biện pháp, các hình thức giáo dục mới, thiết kế triển vọng phát triển của quá trình giáo dục. Sưu tập xử lý thông tin, kinh nghiệm giáo dục để giải quyết các nhiệm vụ giáo dục, để ngăn ngừa và tránh khỏi những sai lầm khuyết điểm có thể lặp lại trong tương lai. Quan điểm khách quan • Thế giới khách quan tồn tại ở ngoài và không phụ thuộc vào ý thức, do đó cần đảm bảo tính khách quan khi tiến hành NCKHGD • Trong NCKHGD, chủ thể là người nghiên cứu. Khách thể là đối tượng nghiên cứu (đừng nhầm lẫn với đối tượng nghiên cứu của đề tài) • Quan điểm khách quan đòi hỏi người nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu của hiện thực giáo dục và tôn trọng hiện thực ấy. Khi chọn, tìm đề tài nghiên cứu phải căn cứ vào vấn đề mà sự nghiệp giáo dục đặt ra chứ không phải là vấn đề chủ quan ta nêu ra trên cơ sở lợi ích, nguyện vọng của bản thân. Các sự vật hiện tượng nghiên cứu cũng phải được tôn trọng “trạng thái vốn có của nó”. Người nghiên cứu không được sửa đổi, thêm bớt, tô lồng bôi đen, phải chú ý sử dụng phương pháp nào để tiếp cận trung thực nhất với hiện thực. Vì khách thể nghiên cứu là con người dễ sai lệch do yếu tâm lý. Quan điểm khách quan còn đòi hỏi ngưòi nghiên cứu phải ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu khoa học Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục Thực hành nghiên cứu khoa học giáo dục Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Khoa học giáo dục Công trình nghiên cứu khoa học giáo dụcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1530 4 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 478 0 0 -
11 trang 439 0 0
-
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 380 0 0 -
57 trang 335 0 0
-
33 trang 313 0 0
-
206 trang 299 2 0
-
5 trang 269 0 0
-
56 trang 265 2 0
-
95 trang 260 1 0