Danh mục

Bài giảng Quản lý các vấn đề thường gặp liên quan đến nửa đầu thai kỳ: Sự phát triển của phôi thai và thai nhi trong nửa đầu thai kỳ

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 354.21 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi học xong bài giảng này, sinh viên có khả năng: Trình bày được thời gian và kết quả của quá trình thụ tinh và làm tổ của hợp tử, trình bày được thời gian và kết quả của quá trình phát triển phôi thai và hình thành các cơ quan, trình bày được thời gian và kết quả của quá trình phát triển thai nhi và hình thành các cơ quan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản lý các vấn đề thường gặp liên quan đến nửa đầu thai kỳ: Sự phát triển của phôi thai và thai nhi trong nửa đầu thai kỳ Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-2: Quản lý các vấn đề thường gặp liên quan đến nửa đầu thai kỳ Bài giảng trực tuyến Sự phát triển của phôi thai và thai nhi trong nửa đầu thai kỳ Bài Team-Based Learning 4-2: Quản lý các vấn đề thường gặp liên quan đến nửa đầu thai kỳ Sự phát triển của phôi thai và thai nhi trong nửa đầu thai kỳ. Tô Mai Xuân Hồng 1, Đỗ Thị Ngọc Mỹ 2 Mục tiêu bài giảng Sau khi học xong, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được thời gian và kết quả của quá trình thụ tinh và làm tổ của hợp tử 2. Trình bày được thời gian và kết quả của quá trình phát triển phôi thai và hình thành các cơ quan 3. Trình bày được thời gian và kết quả của quá trình phát triển thai nhi và hình thành các cơ quan QUÁ TRÌNH THỤ TINH, LÀM TỔ CỦA HỢP TỬ Sự thụ tinh và làm tổ của trứng được thụ tinh. Tuần thứ 1 và tuần thứ 2: Hiện tượng thụ tinh thông thường xảy ra sau khi ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng (khoảng 2 tuần). Tuổi thai được tính 40 tuần kể từ ngày bắt đầu của kỳ kinh cuối cùng. Tuần thứ 3: Khi hiện tượng thụ tinh xảy ra, tinh trùng và trứng kết hợp tại 1/3 ngoài ống dẫn trứng để tạo thành hợp tử (zygote). Nếu có một hoặc nhiều trứng được phóng noãn và thụ tinh với nhiều tinh trùng, sẽ có nhiều hợp tử. Hợp tử chứa 46 nhiễm sắc thể (23 nhiễm sắc thể từ mẹ và 23 nhiễm sắc thể từ ba). Các nhiễm sắc thể này giúp xác định giới tính và đặc tính di truyền của bé sau này. Sau khi thụ tinh, hợp tử đi xuống ống dẫn trứng và trở thành một phôi dâu (morula). Tuần thứ 4: Khi phôi dâu đến tử cung, phôi dâu trở thành một phôi nang (blastocyte). Phôi nang gồm 2 nhóm tế bào: nhóm tế bào bên trong sẽ trở thành phôi thai sau này và nhóm tế bào bên ngoài sẽ trở thành phần phụ của phôi thai (embryon), giúp bảo vệ và cung cấp dinh dưỡng cho phôi thai. Quá trình phôi nang cấy vào nội mạc tử cung gọi là sự làm tổ. (Hình 1) QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÔI THAI VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CƠ QUAN Sự hình thành phôi thai và phát triển các cơ quan. Tuần thứ 5 (3 tuần sau khi thụ thai) là giai đoạn hình thành phôi và các cơ quan như não, dây sống (spinal cord), tim và một số cơ quan khác. Phôi thai được cấu tạo bởi 3 lớp tế bào: ngoại bì phôi (extoderm), trung bì phôi (mesoderm) và nội bì phôi (endoderm). (Hình 2)  Ngoại bì phôi sẽ tạo thành các cấu trúc như da, hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên, mắt, tai trong và mô liên kết.  Trung bì phôi sẽ tạo thành xương, cơ, thận và hệ thống sinh sản của thai nhi.  Nội bì phôi sẽ tạo thành các màng niêm mạc lót các ống cơ thể, phổi, ruột và bàng quang. Tuần thứ 6 (4 tuần sau khi thụ thai), ống thần kinh dọc theo lưng của phôi thai đóng lại và tim bắt đầu hoạt động bơm máu. Các đặc điểm của phần mặt phôi nhi xuất hiện gồm đường tạo thành tai trong, cung hàm. Phôi thai bắt đầu uốn cong dạng hình C và mầm chi trên và chi dưới xuất hiện. (Hình 3) Tuần thứ 7 (5 tuần sau khi thụ thai), não và mặt phôi thai phát triển nhanh hơn. Lỗ mũi và thủy tinh thể ở mắt cũng bắt đầu hình thành. Mầm chi phát triển dài hơn. (Hình 4) Tuần thứ 8 (6 tuần sau khi thụ thai), 2 tay và 2 chấn phôi thai dài hơn các ngón tay bắt đầu hình thành. 2 lỗ tai ngoài cũng định hình và mắt thai nhi bắt đầu nhìn thấy được. Môi trên và mũi cũng được tạo hình. Thân phôi thai bắt đầu thẳng dần. (Hình 5) Tuần thứ 9 (7 tuần sau khi thụ thai), 2 cánh tay phôi thai phát triển, các xương cũng dài ra, vùng khuỷu được hình thành. Ngón chân xuất hiện, 2mí mắt và 2 tai tiếp tục phát triển. (Hình 6) Tuần thứ 10 (8 tuần sau khi thụ thai), đầu phôi thai tròn hơn, vùng cổ bắt đầu phát triển. 2 mi mắt hoàn chỉnh và đóng lại để bảo vệ mắt phát triển. (Hình 7) QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THAI NHI VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CƠ QUAN Quá trình hình thành thai nhi. Tuần thứ 11 (9 tuần sau khi thụ thai), đầu thai nhi tiếp tục phát triển chiếm ½ chiều dài thai nhi. Thân thai nhi phát triển nhanh hơn trong những tuần tiếp theo. Giai đoạn này phôi thai chính thức được gọi là thai nhi (fetus), 2 mắt thai nhi cách xa nhau, 2 mí mắt gắn chặt vào 2 mắt, 2 tai đóng thấp. Cuối giai đoạn này, cơ quan sinh dục ngoài bắt đầu phát triển thành dương vật hoặc âm vật và môi lớn. Tuần thứ 12 (10 tuần sau khi thụ thai), các móng tay thai nhi phát triển. Mặt thai nhi có hình dạng hoàn chỉnh. (Hình 8) 1 Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: tomaixuanhong@ump.edu.vn 2 Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: dtnmy2003@yahoo.com © Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 1 Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-2: Quản lý các v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: