Bài giảng Quản lý đất nông nghiệp bền vững - Lê Đình Huy
Số trang: 75
Loại file: pdf
Dung lượng: 3.25 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng Quản lý đất nông nghiệp bền vững cung cấp cho người học những kiến thức như: Khái niệm về phát triển bền vững nông nghiệp bền vững và sử dựng đất bền vững; Thoái hoá đất và vấn đề sử dụng đất bền vững; Độ phì nhiêu đất, cải tạo và bảo vệ độ phì nhiêu;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản lý đất nông nghiệp bền vững - Lê Đình Huy TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM Khoa Tài nguyên Đất và MTNN BÀI GIẢNG QUẢN LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Giảng viên: Lê Đình Huy Đơn vị: Bộ môn Quản lý Đất đai, Khoa Tài nguyên Đất và MTNN Thừa Thiên Huế, ngày 09 tháng 09 năm 2020PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VÀ SỬ DỰNG ĐẤT BỀN VỮNG 1.1. Phát triển bền vững 1.1.1. Khái niệm, nguồn gốc và ý nghĩa Khái niệm phát triển bền vững lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1960 khi các nhà hoạt động môi trường bắt đầu tranh luận về tác động của tăng trưởng kinh tế đối với môi trường. Kể từ đó, khái niệm này luôn được đề cập trên các phương tiện truyền thông đại chúng và cả trong đời sống hàng ngày. Thế nhưng, phát triển bền vững là gì? “Phát triển bền vững là một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa” . Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa… riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh luận dưới những góc độ khác nhau về khái niệm “Phát triển bền vững“. Theo quan điểm của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đưa ra năm 1980 thì: “Phát triển bền vững phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau”. Định nghĩa này chú trọng đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên chứ chưa đưa ra một bức tranh toàn diện về phát triển bền vững. Một định nghĩa khác được các nhà khoa học trên thế giới đề cập một cách tổng quát hơn, trong đó chú trọng đến trách nhiệm của mỗi một cá nhân trong xã hội: “Phát triển bền vững là các hoạt động phát triển của con người nhằm phát triển và duy trì trách nhiệm của cộng đồng đối với lịch sử hình thành và hoàn thiện các sự sống trên Trái đất”. Tuy nhiên, khái niệm do Uỷ ban Liên hợp quốc 1PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma về Môi trường và Phát triển (UNCED) đưa ra năm 1987 được sử dụng rộng rãi hơn cả. Theo UNCED, “Phát triển bền vững thoả mãn những nhu cầu của hiện tại nhưng không làm giảm khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Như vậy, nếu một hoạt động có tính bền vững, xét về mặt lý thuyết nó có thể được thực hiện mãi mãi. Tại sao phải phát triển bền vững Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế Thế Giới, nhiều thách thức đặt ra với loài người như: biến đổi khí hậu, khan hiếm nước, bất bình đẳng và đói nghèo,.. Tất cả chỉ có thể được giải quyết ở cấp độ toàn cầu và bằng cách thúc đẩy phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Cụ thể: *) Phát triển bền vững đảm bảo tính bền vững về kinh tế Sự phát triển bền vững giúp nền kinh tế tăng trưởng, phát triển nhanh nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn. Tức là sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế lành mạnh, vẫn đáp ứng được những nhu cầu của cuộc sống, nâng cao đời sống người dân nhưng lại tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ kinh tế trong tương lai đặc biệt là gánh nặng nợ nần để không biến nó thành di chứng cho các thế hệ mai sau. *) Phát triển bền vững đảm bảo tính bền vững về xã hội Ngoài tính bền vững về kinh tế, phát triển bền vững còn đảm bảo tính bền vững về xã hội thể hiện ở sự công bằng xã hội và phát triển con người thông qua thước đo là chỉ số HDI. Theo đó, tính bền vững được thể hiện ở việc đảm bảo về sức khỏe, dinh dưỡng, học vấn, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội và tạo cơ hội để mọi thành viên trong xã hội đều được bình đẳng ngang nhau. Từ đó làm giảm nguy cơ xung đột xã hội hay chiến tranh. *) Phát triển bền vững nhằm đảm bảo tính bền vững về môi trường Môi trường đang là một trong những vấn đề “nóng” hiện nay, là vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản lý đất nông nghiệp bền vững - Lê Đình Huy TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM Khoa Tài nguyên Đất và MTNN BÀI GIẢNG QUẢN LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Giảng viên: Lê Đình Huy Đơn vị: Bộ môn Quản lý Đất đai, Khoa Tài nguyên Đất và MTNN Thừa Thiên Huế, ngày 09 tháng 09 năm 2020PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VÀ SỬ DỰNG ĐẤT BỀN VỮNG 1.1. Phát triển bền vững 1.1.1. Khái niệm, nguồn gốc và ý nghĩa Khái niệm phát triển bền vững lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1960 khi các nhà hoạt động môi trường bắt đầu tranh luận về tác động của tăng trưởng kinh tế đối với môi trường. Kể từ đó, khái niệm này luôn được đề cập trên các phương tiện truyền thông đại chúng và cả trong đời sống hàng ngày. Thế nhưng, phát triển bền vững là gì? “Phát triển bền vững là một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa” . Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa… riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh luận dưới những góc độ khác nhau về khái niệm “Phát triển bền vững“. Theo quan điểm của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đưa ra năm 1980 thì: “Phát triển bền vững phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau”. Định nghĩa này chú trọng đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên chứ chưa đưa ra một bức tranh toàn diện về phát triển bền vững. Một định nghĩa khác được các nhà khoa học trên thế giới đề cập một cách tổng quát hơn, trong đó chú trọng đến trách nhiệm của mỗi một cá nhân trong xã hội: “Phát triển bền vững là các hoạt động phát triển của con người nhằm phát triển và duy trì trách nhiệm của cộng đồng đối với lịch sử hình thành và hoàn thiện các sự sống trên Trái đất”. Tuy nhiên, khái niệm do Uỷ ban Liên hợp quốc 1PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma về Môi trường và Phát triển (UNCED) đưa ra năm 1987 được sử dụng rộng rãi hơn cả. Theo UNCED, “Phát triển bền vững thoả mãn những nhu cầu của hiện tại nhưng không làm giảm khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Như vậy, nếu một hoạt động có tính bền vững, xét về mặt lý thuyết nó có thể được thực hiện mãi mãi. Tại sao phải phát triển bền vững Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế Thế Giới, nhiều thách thức đặt ra với loài người như: biến đổi khí hậu, khan hiếm nước, bất bình đẳng và đói nghèo,.. Tất cả chỉ có thể được giải quyết ở cấp độ toàn cầu và bằng cách thúc đẩy phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Cụ thể: *) Phát triển bền vững đảm bảo tính bền vững về kinh tế Sự phát triển bền vững giúp nền kinh tế tăng trưởng, phát triển nhanh nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn. Tức là sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế lành mạnh, vẫn đáp ứng được những nhu cầu của cuộc sống, nâng cao đời sống người dân nhưng lại tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ kinh tế trong tương lai đặc biệt là gánh nặng nợ nần để không biến nó thành di chứng cho các thế hệ mai sau. *) Phát triển bền vững đảm bảo tính bền vững về xã hội Ngoài tính bền vững về kinh tế, phát triển bền vững còn đảm bảo tính bền vững về xã hội thể hiện ở sự công bằng xã hội và phát triển con người thông qua thước đo là chỉ số HDI. Theo đó, tính bền vững được thể hiện ở việc đảm bảo về sức khỏe, dinh dưỡng, học vấn, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội và tạo cơ hội để mọi thành viên trong xã hội đều được bình đẳng ngang nhau. Từ đó làm giảm nguy cơ xung đột xã hội hay chiến tranh. *) Phát triển bền vững nhằm đảm bảo tính bền vững về môi trường Môi trường đang là một trong những vấn đề “nóng” hiện nay, là vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Quản lý đất nông nghiệp bền vững Quản lý đất nông nghiệp Quản lý Đất đai Hệ sinh thái nông nghiệp Nguyên nhân thoái hoá đất tự nhiên Hệ thống sử dụng đất nông nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
11 trang 109 0 0
-
9 trang 105 0 0
-
8 trang 103 0 0
-
75 trang 100 0 0
-
67 trang 93 0 0
-
80 trang 92 0 0
-
63 trang 92 0 0
-
65 trang 89 1 0
-
10 trang 87 0 0
-
112 trang 80 0 0