Danh mục

Bài giảng Quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ trong tổ chức - Chương 3: Quản lý quyền sở hữu trí tuệ và tổ chức khai thác tài sản trí tuệ

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 895.85 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ trong tổ chức - Chương 3: Quản lý quyền sở hữu trí tuệ và tổ chức khai thác tài sản trí tuệ. Chương này cung cấp cho học viên những kiến thức về: xác lập quyền sở hữu trí tuệ; bảo vệ quyền đối với các tài sản trí tuệ trong tổ chức; các mô hình khai thác tài sản trí tuệ của tổ chức; một số hình mẫu và tình huống thực tế khai thác tài sản trí tuệ;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ trong tổ chức - Chương 3: Quản lý quyền sở hữu trí tuệ và tổ chức khai thác tài sản trí tuệ Chương 3: QUẢN LÝ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ TỔ CHỨC KHAI THÁC TÀI SẢN TRÍ TUỆ 3.1. Xác lập quyền sở hữu trí tuệ 3.1.1. Đặc điểm quyền sở hữu trí tuệ  Quyền SHTT là quyền hợp pháp đối với TSTT  Bản chất của quyền SHTT là quyền dân sự  Quản lý nhà nước về quyền SHTT được phân cấp cụ thể  Phát sinh liên quan nhiều đến bí mật của doanh nghiệp  Quyền SHTT có nội dung, phạm vi, giới hạn khác nhau đối với các đối tượng khác nhau  Quyền SHTT cũng bao gồm nội dung quyền của chủ sở hữu để có thể kế thừa, chuyển nhượng, chuyển giao Hệ thống quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ 3.1.2. Thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam Xác lập quyền sở hữu trí tuệ là việc xác định, khẳng định bởi các cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu của chủ sở hữu/tác giả đối với đối tượng sở hữu trí tuệ cụ thể. Tra cứu thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ Một số lưu ý và kỹ năng hoàn thành các thủ tục xác lập quyền SHTT • Quy tắc “first to file” và “first to use” • Giới hạn về phạm vi bảo hộ tại các quốc gia • Giới hạn về thời gian bảo hộ đối với các đối tượng SHTT • Vấn đề đăng ký trước, sử dụng sau đối với nhãn hiệu • Lưu ý trong đăng ký Nhãn hiệu; kiểu dáng; sáng chế • Tra cứu nhãn hiệu và các thành tố trước đăng ký • Đại diện SHTT và vấn đề nộp đơn tại nước ngoài • Đăng ký nhãn hiệu liên kết và đăng ký bao vây tên miền (Domain name) • Vấn đề sử dụng quyền ưu tiên trong nộp đơn. • Để bảo đảm xác lập quyền SHTT, đặc biệt là quyền SHCN một cách có hiệu quả, người nộp đơn cần phải quan tâm tới chất lượng của đơn cũng như theo đuổi đơn trong quá trình cơ quan nhà nước xử lý đơn của mình. Quy trình xác lập quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam 1. Xác định và phân loại những đối tượng cần đăng ký SHTT 2. Xác định cơ quan tiến hành thủ tục đăng ký (Cục SHTT/Cục Trồng trọt/Cục Bản quyền tác giả) 3. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký 1. Nộp hồ sơ (Trực tiếp/Đường bưu điện) 2. Theo dõi hồ sơ đăng ký (Tiếp nhận đơn/Thẩm định hình thức/Công bố đơn/Thẩm định nội dung) 3. Sửa đổi, bổ sung, tách, chuyển đổi, rút đơn đăng ký 1. Công bố văn bằng bảo hộ 2. Xây dựng quy chế bảo vệ, quản lý văn bằng bảo hộ 1. Kiểm tra, giám sát các hành vi xâm phạm SHTT 2. Khai thác các TSTT được bảo hộ theo chiến lược 3. Hủy bỏ hoặc gia hạn bảo hộ quyền SHTT 3.1.3. Đăng ký quốc tế các đối tượng sở hữu trí tuệ  Các quy định quốc tế về SHTT (nhãn hiệu, kiểu dáng, chỉ dẫn địa lý, sáng chế…)  Đàm phán quốc tế về SHTT trong khuôn khổ WTO  Những vấn đề cơ bản về SHTT trong thoả thuận CP TPP, EV FTA (quy định về nhãn hiệu phi truyền thống, chỉ dẫn địa lý)  Thỏa thuận công nhận song phương các chỉ dẫn địa lý giữa Việt Nam và EU  Những vướng mắc trong xử lý tranh chấp quốc tế về SHTT Xu thế đăng ký quốc tế các đối tượng SHTT của các DN Việt Nam EU, Nhật bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Những thị trường Loan, Trung Đông, ASEAN (Lào, Campuchia, đăng ký phổ biến Myanmar, Singapore, Indonesia, Thái Lan) - Đăng ký trực tiếp Lựa chọn hình thức - Đăng ký qua công ước Paris đăng ký quốc tế - Đăng ký qua Thỏa ước Madrid (55 quốc gia) - Đăng ký qua Nghị định thư Mardrid (105 quốc gia) Cân nhắc lựa chọn Cân nhắc về Phí – Thời điểm Cân nhắc nguyên tắc đối tượng đăng ký – Số lượng quốc gia đăng ký nộp đơn đăng ký 3.2. Bảo vệ quyền đối với các tài sản trí tuệ 3.2.1. Xác lập cơ chế bảo vệ quyền đối với các tài sản trí tuệ Theo phương diện khách quan: Bảo vệ quyền đối với tài sản trí tuệ là tổng hợp các quy định của pháp luật công nhận các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và các biện pháp xử lí hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật thừa nhận. Theo phương diện chủ quan: Bảo vệ quyền đối với tài sản trí tuệ là những biện pháp cụ thể được áp dụng để xử lí hành vi xâm phạm quyển sở hữu trí tuê tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm. Bảo vệ quyền đối với tài sản trí tuệ được hiểu là các biện pháp do chủ sở hữu quyền hoặc các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiến hành nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu đối với các tài sản trí tuệ, ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền.  Đối tượng được bảo vệ quyền là các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quản lý, khai thác tài sản trí tuệ trong tổ chức.  Cách thức bảo vệ quyền: áp dụng các biện pháp khác nhau để xử lí hành vi xâm phạm tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm.  Chủ thể áp dụng biện pháp bảo vệ quyền có thể là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc các cơ quan nhà nước khác  Mục đích của bảo vệ quyền đối với các tài sản trí tuệ là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền; ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cơ chế bảo vệ quyền đối với các tài sản trí tuệ 1. Nhận diện, thống kê, phân loại, lập danh mục, theo dõi tình trạng sử dụng, khai thác các TSTT 2. Kích thích quá trình sáng tạo, phát triển nguồn TSTT của tổ chức 3. Rà soát, phát hiện kịp thời các hành vi xâm phạm TSTT 4. Đề xuất các biện pháp bảo hộ, khai thác TSTT, 5. Đề xuất các biện pháp ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm TSTT 6. Hoạch định chiến lược phát triển TSTT của tổ chức 7. Báo cáo định kỳ với lãnh đạo tổ chức về nhữ ...

Tài liệu được xem nhiều: