Danh mục

Bài giảng Quản lý môi trường trong thương mại quốc tế - Chương 1: Môi trường và thương mại quốc tế

Số trang: 46      Loại file: pdf      Dung lượng: 684.66 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (46 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Quản lý môi trường trong thương mại quốc tế - Chương 1: Môi trường và thương mại quốc tế. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức cơ bản gồm: tổng quan về môi trường; một số vấn đề cơ bản về thương mại quốc tế; mối quan hệ giữa môi trường và thương mại quốc tế; các cấp độ của mối quan hệ giữa thương mại và môi trường;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản lý môi trường trong thương mại quốc tế - Chương 1: Môi trường và thương mại quốc tếCHƢƠNG I: MÔI TRƢỜNG VÀ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ• Tổng quan về môi trường• Một số vấn đề cơ bản về thương mại quốc tế• Mối quan hệ giữa môi trường và thương mại quốc tế• Các cấp độ của mối quan hệ giữa thương mại và môi trường 1.1. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƢỜNG 1.1.1 Khái niệm môi trường• Định nghĩa tổng quát nhất về môi trường: Môi trường bao gồm toàn bộ các yếu tố bao quanh một vật thể hoặc một sự kiện và có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của vật thể hoặc sự kiện đó.• Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 (có hiệu lực từ 17/11/2020) Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.Phân loại môi trường* Theo bản chất hình thành và tồn tại( Môi trường sống của con người)• Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố tự nhiên như: vật lý, hoá học, sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người, ít chịu sự chi phối của con người• Môi trường nhân tạo bao gồm tất cả các nhân tố vật lý, hoá học, sinh học, xã hội do con người tạo ra và chịu sự chi phối của con người• Môi trường xã hội: là tổng hợp các quan hệ giữa người với người tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân và cộng đồng con ngườiPhân loại môi trường• Theo mức độ tác động và phạm vi ảnh hưởn- Môi trường toàn cầu- Môi trường khu vực- Môi trường quốc gia- Môi trường vùng- Môi trường địa phươngMột số thuật ngữ có liên quan tới môi trường– Ô nhiễm môi trường?– Suy thoái môi trường? Chất thải– Sự cố môi trường? có phải là chất gây ô nhiễm? Các đặc trưng cơ bản của môi trường A. TÍNH CƠ CẤU, CẤU TRÚC PHỨC TẠP• Hệ môi trường bao gồm nhiều phần tử hợp thành VD: hệ thống rừng• Mỗi phần tử này được gọi là phần tử cấu trúc bị chi phối bởi các quy luật khác nhau• Các phần tử môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau làm cho hệ tồn tại, hoạt động và phát triển• Nếu không nắm bắt được đặc trưng này của hệ môi trường, khi tác động vào, sẽ dễ làm cho hệ môi trường biến đổi và khó khôi phục lại trạng thái ban đầu, mà sẽ biến đổi sang một hệ môi trường mới và khi đó chức năng của hệ sẽ bị thay đổi B.TÍNH ĐỘNG• Các phần tử trong hệ môi trường không tồn tại ở trạng thái tĩnh mà luôn luôn vận động, phát triển, tác động qua lại lẫn nhau tạo nên trạng thái cân bằng động của toàn hệ môi trường• Khi có một sự thay đổi (mặc dù nhỏ) trong cấu trúc của hệ thì sẽ làm cho hệ lệch khỏi trạng thái cân bằng cũ, và hệ lại có xu hướng lập lại cân bằng mới, đó là bản chất của quá trình vận động và phát triển của hệ môi trường• Nếu sự thay đổi của hệ là quá lớn (trong trường hợp chúng ta tác động quá mức) sẽ làm cho hệ môi trường bị thay đổi, trạng thái cân bằng động không thể được thiết lập thì nó sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường C. TÍNH MỞ• Hệ môi trường không khép kín mà trao đổi với bên ngoài (thông qua quá trình trao đổi vật chất – năng lượng – thông tin), hay nói cách khác là có quá trình cho và nhận và điều đó tạo nên tính mở cho toàn hệ môi trường• Vấn đề môi trường mang tính vùng rộng lớn, mang tính toàn cầu, tính lâu dài và cần được giải quyết bằng sự nỗ lực của toàn thể cộng đồng, bằng sự hợp tác giữa các quốc gia D. KHẢ NĂNG TỰ TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU CHỈNH• Trong hệ môi trường, có các phần tử sống. Các phần tử này có khả năng tự tổ chức lại hoạt động của mình và tự điều chỉnh để thích ứng với tác động bên ngoài theo quy luật tiến hoá• Đặc trưng này quy định tính chất, mức độ, phạm vi can thiệp của con người vào hệ môi trường, đồng thời mở hướng giải quyết căn bản, lâu dài vấn đề môi trường cấp bách hiện nay như: tạo khả năng phục hồi các sinh vật biển, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng các khu rừng quốc gia, quản lý chặt chẽ việc khai thác gỗ để phục hồi các khu rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn, các con sông lớn… 1. 1.2 Các tiêu chuẩn môi trường Tiêu chuẩn môi trường là quy định tự nguyện áp dụng mức giới hạn của thông số về chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức công bố theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn môi trường trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Tiêu chuẩn môi t ...

Tài liệu được xem nhiều: