Danh mục

Bài giảng Quản lý tài chính công - Bài 4: Quản lý ngân sách

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 647.01 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Quản lý tài chính công - Bài 4: Quản lý ngân sách" trình bày khái niệm và vai trò của quản lý ngân sách nhà nước; các nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước; nội dung quản lý ngân sách nhà nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản lý tài chính công - Bài 4: Quản lý ngân sách Bài 4: Quản lý ngân sách BÀI 4 QUẢN LÝ NGÂN SÁCH Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. Kinh tế học công cộng, NXB Khoa học kỹ thuật, 1995 (tác giả Joseph E.Stiglitz). 2. Giáo trình Quản lý tài chính công, NXB Tài chính – Hà Nội 2005. 3. Giáo trình Quản lý thuế, Nguyễn Thị Bất, NXB Thống kê 2002.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung  Khái niệm và vai trò của quản lý ngân sách nhà nước;  Các nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước;  Nội dung quản lý ngân sách nhà nước. Mục tiêu Mục tiêu của bài này giúp sinh viên hiểu được vai trò quan trọng của quản lý ngân sách nhà nước. Nội dung quản lý ngân sách nhà nước bao gồm lập dự toán ngân sách nhà nước, chấp hành ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước. Kết thúc bài, sinh viên nắm được quy trình quản lý ngân sách nhà nước và cơ chế quản lý nó. 62 TXNHLT06_Bai 4_v1.0014107231 Bài 4: Quản lý ngân sách Tình huống dẫn nhập Kinh nghiệm quản lý ngân sách của Singapore Chính phủ Singapore đã kiềm chế chặt chẽ chi tiêu trong giới hạn của nguồn thu, tạo ra sự thặng dư ngân sách vừa phải trong khoảng thời gian dài. Từ năm 1989 - 1996: thực hiện lập kế hoạch thu, chi ngân sách theo sự bỏ phiếu của các cử tri đại diện. Phương thức này đã tạo sự linh hoạt hơn trong tái phân bổ nguồn lực. Tuy nhiên còn nhiều ràng buộc, vẫn còn tồn tại như: không thể thay đổi các quỹ tiền tệ giữa các năm, thiếu thông tin đầu ra và kết quả, cũng như sự tồn tại dai dẳng quá nhiều việc kiểm soát các quyết định tài chính. Từ 1989 đến nay: lập kế hoạch chi ngân sách theo kết quả đầu ra. Với những kinh nghiệm được tích lũy qua các lần cải cách quản lý ngân sách nhà nước đã giúp cho Singapore thực hiện thành công phương thức lập kế hoạch chi ngân sách theo kết quả đầu ra. Vậy, Singapore đã thực hiện những chính sách gì và như thế nào mà có thể quản lý một cách hiệu quả và thành công đến vậy? Và chúng ta rút ra được những bài học gì từ Singapore trong việc quản lý ngân sách? TXNHLT06_Bai 4_v1.0014107231 63 Bài 4: Quản lý ngân sách 4.1. Khái niệm và vai trò của quản lý ngân sách nhà nước Quản lý nói chung được quan niệm như một quy trình công nghệ mà chủ thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp thích hợp nhằm tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động phát triển phù hợp với quy luật khách quan và đạt tới các mục tiêu đã định. Trong hoạt động quản lý, các vấn đề về: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, công cụ và phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những yếu tố trung tâm đòi hỏi phải xác định đúng đắn. Quản lý ngân sách nhà nước là một nội dung trọng yếu của quản lý tài chính, do nhà nước điều hành và là một mặt của quản lý kinh tế - xã hội quan trọng, do đó trong quản lý ngân sách nhà nước cần được nhận thức đầy đủ. Chủ thể quản lý ngân sách nhà nước là nhà nước hoặc các cơ quan nhà nước được nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ ngân sách nhà nước. Chủ thể trực tiếp quản lý ngân sách nhà nước là bộ máy tài chính trong hệ thống các cơ quan nhà nước. Đối tượng của quản lý ngân sách nhà nước là các hoạt động của ngân sách nhà nước, nói cụ thể hơn đó là các hoạt động thu, chi bằng tiền của ngân sách nhà nước. Trong quản lý ngân sách nhà nước, các chủ thể quản lý có thể sử dụng nhiều phương pháp quản lý và nhiều công cụ quản lý khác nhau như:  Phương pháp tổ chức: được sử dụng để thực hiện ý đồ của chủ thể quản lý trong việc bố trí, sắp xếp các mặt hoạt động của ngân sách nhà nước theo những khuôn mẫu đã định và thiết lập bộ máy quản lý phù hợp với các mặt hoạt động đó của quản lý ngân sách nhà nước.  Phương pháp hành chính: được sử dụng khi các chủ thể quản lý ngân sách nhà nước muốn các đòi hỏi của mình phải được các khách thể quản lý tuân thủ một cách vô điều kiện. Đó là khi các chủ thể quản lý ra các mệnh lệnh hành chính.  Phương pháp kinh tế: được sử dụng thông qua việc dùng các đòn bẩy kinh tế để kích thích tính tích cực của các khách thể quản lý, tức là tác động tới các tổ chức và cá nhân đang tổ chức các hoạt động quản lý ngân sách nhà nước.  Hệ thống pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước: được sử dụng để quản lý và điều hành các hoạt động quản lý ngân sách nhà nước được xem như một loại công cụ quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng. Công cụ pháp luật được sử dụng thể hiện dưới các dạng cụ thể là các chính sách, cơ chế quản lý tài chính, các chế độ quản lý tài chính, kế toán, thống kê, các định mức, tiêu chuẩn về tài chính, mục lục ngân sách nhà nước…  Cùng với pháp luật, hàng loạt công cụ phổ biến khác được sử dụng trong quản lý ngân sách nhà nước như: o Các đòn bẩy kinh tế, tài chính; o Kiểm tra, thanh tra; o Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước. 64 TXNHLT06_Bai 4_v1.0014107 ...

Tài liệu được xem nhiều: