Danh mục

Bài giảng Quản lý vùng ven bờ - Nguyễn Bá Quỳ

Số trang: 154      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.27 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 36,000 VND Tải xuống file đầy đủ (154 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Quản lý vùng ven bờ trình bày các nội dung: Giới thiệu về quản lý vùng ven bờ, phân hệ phi sinh vật, môi trường vật lý, các nguồn tài nguyên phi sinh vật, phân hệ hữu sinh - môi trường sinh thái, tài nguyên sống, cơ sở hạ tầng và thể chế, phân hệ kinh tế – xã hội sự đa dạng của các chức năng, lợi ích và xung đột,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản lý vùng ven bờ - Nguyễn Bá QuỳTrường Đại học Thủy lợi - Delft University of Technology----------NGUYỄN BÁ QUỲQu¶n lý vïng VEN bêCố vấn khoa học: Assoc. Prof. Ir. K.J. VerhagenHµ Néi -2002LỜI NÓI ĐẦUQuản lý vùng ven bờ là một trong các môn học được lựa chọn trong dự án“Nâng cao năng lực đào tạo về kỹ thuật bờ biển cho Trường Đại học Thủy lợi Hànội” do chính phủ Hà lan tài trợMôn học bao gồm những nội dung chủ yếu về bờ biển: Quản lý vùng bờ,quản lý đường bờ, cồn cát, nghiên cứu cửa sông, bờ biển, các hệ sinh thái ven bờ,các xung đột vùng bờ, quản lý tổng hợp vùng bờ...Đối tượng của quản lý vùng bờ là quan tâm xem xét vùng bờ biển như là mộthệ thống tương tác các hoạt động kinh tế, quá trình vật lý, các phản ứng hóa học vàhoạt động sinh vật. Ví dụ hoạt động kinh tế như: đánh cá, hàng hải, hoạt động giảitrí, quốc phòng, lắng động chất thải, khai thác khoảng sản, đặt đường ống, đườngcáp dưới đáy biển, khai hoang, xây dựng phát trển hải cảng, thăm dò khai thác dầukhí, bảo tồn thiên nhiên...Phát triển kinh tế trong vùng bờ phụ thuộc vào năng suất có thể chấp nhậnđược trong thời gian lâu dài và khả năng của tài nguyên vùng bờ.Quản lý với mụctiêu sử dụng hiệu quả tài nguyên bờ biển cho những lợi ích phát triển kinh tế vùng.Quản lý cần dựa trên nhận thức tổng hợp về một hệ thống bờ biển và mối tương tácgiữa hệ thống bờ biển với hệ thống ngoại vi liền kề: lưu vực sông, biển, đại dương.Lập kế hoạch là một việc làm liên tục của các cơ quan quản lý và được xemxét là một nhiệm vụ cốt yếu trong sự phát triển cân bằng bền vững giữa một mặt làphát triển vùng, mặt khác là bảo vệ tài nguyên vùng bờ lâu dài.Mục tiêu cần đạt được trong môn Quản lý vùng bờ là:-Đưa ra một phương pháp tổng hợp có hệ thống để mô tả quá trình vật lý, sinhvật và kinh tế xã hội trong vùng bờ và mối tương tác giữa chúng trong hệthống.-Tăng cường kiến thức và sự hiểu biết về những quá trình này.-Đưa ra cách làm để sử dụng và cung cấp các thông tin có chất lượng cho cácnhà ra quyết định về chính sách và các nhà quản lý vùng bờ.Môn học này được chia ra làm 3 phần:* Phần giới thiệu đưa ra một cách nhìn cơ bản, toàn cảnh về hệ thống vùng bờ. Bêncạnh các phân tích chính sách cốt lõi được coi như là một công cụ trong việc giảiquyết vấn đề bờ biển. Những yếu tố chính trong bất kỳ các phân tích về quản lý tổnghợp vùng bờ là:+ Phân tích hệ thống tự nhiên bao gồm nước, bùn cát, chất hữu cơ hoặc hìnhthái bờ biển.+ Phân tích, đánh giá các hoạt động kinh tế và tác động của chúng với hệthống tự nhiên.+ Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện việc phát triển kinh tế xã hội bềnvững theo hướng tiếp cận quản lý tổng hợp.* Phần thứ hai bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:- Hệ thống phi sinh vật- Hệ thống hữu sinh- Phân hệ kinh tế xã hội- Sự phát triển của hệ thống quản lý- Sự thay đổi toàn cầu tác động đến các hệ sinh thái ven biển- Chính sách quốc tế về quản lý vùng bờ* Phần thứ ba trình bày một mô phỏng mẫu về phương thức quản lý vùng bờ thôngqua trò chơi mô phỏng. Thông qua việc xây dựng các kịch bản giúp người học hiểubiết nội dung cần làm trong việc quản lý, nhận thức sâu sắc hơn các giá trị của vùngbờ và đề xuất các giải pháp nhằm khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên vùngven biển.Tác giả xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên của CICAT, Khoa xâydựng, Trường Đại học công nghệ Delft. Cảm ơn các nhà khoa học, đồng nghiệptrong và ngoài trường Đại học Thủy lợi, đặc biệt là PGS. H.J.Verhagen, người đã tậntình giúp đỡ tôi hoàn thành quyển giáo trình và PGS. TS. Vũ Minh Cát - người hiệuđính, hoàn thiện trước khi in ấn. Đây là lần soạn thảo đầu tiên, không tránh khỏinhững thiếu sót, tác giả mong nhận được ý kiến đóng của các chuyên gia, các đồngnghiệp và sinh viên để từng bước hoàn thiện, có thêm một tài liệu khoa học phục vụgiảng dạy và tham khảoHà nội – 2002PGS. TS. Nguyễn Bá QùyCHƯƠNG 1GIỚI THIỆU VỀ QUẢN LÝ VÙNG BỜ1.1 Lịch sử và khái niệm quản lý vùng ven bờCon người luôn ưa thích vùng ven bờ vì những nguồn tài nguyên hấp dẫn củanó. Với những vùng đất đồng bằng màu mỡ và có nguồn tài nguyên biển phong phú,cộng với khả năng tiếp cận các thị trường quốc tế một cách dễ dàng, vùng ven bờ đãvà vẫn đang thu hút sự quan tâm của con người. Vùng ven bờ là trung tâm phát triểnkinh tế của một quốc gia, nơi tập trung rất nhiều hoạt động kinh tế, xã hội, đồng thờicũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi hoạt động này. Trong tương lai, tầm quan trọng củavùng ven bờ sẽ ngày một cao hơn do số lượng người dân đến đó sinh sống ngày mộtnhiều hơn.Vùng ven bờ thực chất là một hệ thống tài nguyên đa dạng. Nó cung cấp cáctài nguyên sinh vật và phi sinh vật cho hoạt động của con người và có chức năngđiều hoà môi trường tự nhiên cũng như nhân tạo. Mặt khác, vùng ven bờ là một hệthống nhiều người sử dụng. Con người sử dụng các nguồn tài nguyên cho sự sốngnhư nước và thức ăn, cho các hoạt động kinh tế như sử dụng không gian, các tàinguyên tái tạ ...

Tài liệu được xem nhiều: