Thông tin tài liệu:
"Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp (Phần 1)" cung cấp kiến thức về khái niệm, đặc điểm và phân loại sản phẩm bảo hiểm thương mại; bảo hiểm xe cơ giới; bảo hiểm hàng hải.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp (Phần 1)
Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho
doanh nghiệp (phần 1)
SẢN PHẨM BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI DÀNH CHO
BÀI 3
DOANH NGHIỆP (PHẦN 1)
Hướng dẫn học
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
Đọc tài liệu:
1. Nguyễn Văn Định (chủ biên), 2012, Giáo trình Bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Định (chủ biên), 2009, Giáo trình Quản trị Kinh doanh Bảo hiểm,
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
3. C. Arthur Williams, JR. Richard. M. Heins, 1989, Risk Management and
Insurance, McGrawn-Hill International Editions, Singapore.
Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc
qua email.
Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.
Nội dung
Khái niệm, đặc điểm và phân loại sản phẩm bảo hiểm thương mại;
Bảo hiểm xe cơ giới;
Bảo hiểm hàng hải.
Mục tiêu
Trình bày khái niệm về sản phẩm bảo hiểm;
Trình bày các đặc điểm riêng của sản phẩm bảo hiểm;
Phân loại sản phẩm bảo hiểm;
Tìm hiểu sâu một số sản phẩm bảo hiểm cơ bản: bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hải;
Giải quyết bồi thường cho các vụ tổn thất của các sản phẩm bảo hiểm trên.
TXBHKT01_Bai3p1_v1.0015101230 61
Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho
doanh nghiệp (phần 1)
Tình huống dẫn nhập
Số lượng sản phẩm khổng lồ
Tại Lễ Kỷ niệm 20 năm ngày thị trường Bảo hiểm Việt Nam, ông
Trịnh Quang Tuyến – Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã
cho biết: Hiện thị trường có hơn 800 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
và phi nhân thọ đáp ứng nhu cầu đa dạng và riêng biệt của từng
đối tượng khách hàng.
1. Sản phẩm bảo hiểm là gì?
2. Đặc trưng của sản phẩm bảo hiểm?
3. Nội dung một số sản phẩm bảo hiểm nổi bật?
4. Tính toán bồi thường khi có thiệt hại như thế nào?
62 TXBHKT01_Bai3p1_v1.0015101230
Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho
doanh nghiệp (phần 1)
3.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại sản phẩm bảo hiểm thương mại
3.1.1. Khái niệm sản phẩm bảo hiểm thương mại
Có nhiều khái niệm khác nhau về sản phẩm bảo hiểm
SPBH là sự cam kết của DNBH đối với bên mua bảo hiểm về việc bồi thường hay
trả tiền bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm xẩy ra.
Hay có khái niệm khác đơn giản hơn: SPBH là sản phẩm mà DNBH bán.
Khái niệm SPBH bao gồm 3 cấp độ:
Cấp độ thứ nhất - Thành phần cốt lõi: Đây là các
bảo đảm bảo hiểm, những lợi ích cơ bản mà khách
hàng nhận được khi mua bảo hiểm.
Cấp độ thứ hai - Thành phần hiện hữu: đó là những
yếu tố như tên gọi, vỏ bọc bề ngoài…
Cấp độ thứ ba - Thành phần gia tăng: các yếu tố
phụ thuộc về dịch vụ trong và sau khi bán như thái
độ phục vụ, phương thức thanh toán…
Do đó, khi đề cập đến một sản phẩm bảo hiểm phải đề cập đầy đủ đến cả 3 cấp độ đó.
3.1.2. Đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm
Ngành bảo hiểm là một ngành dịch vụ, do đó SPBH cũng có các đặc điểm chung của
các sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên, SPBH còn có các đặc điểm riêng. Chính vì thế,
SPBH được xếp vào loại sản phẩm dịch vụ “đặc biệt”.
Đặc điểm chung của sản phẩm dịch vụ
o Tính vô hình
Khi mua bảo hiểm, mặc dù khách hàng nhận được các yếu tố hữu hình đó là
những tờ giấy trên đó có in biểu tượng của doanh nghiệp, in tên gọi của sản
phẩm, in những nội dung thoả thuận… Nhưng khách hàng không thể chỉ ra
được màu sắc, kích thước, hình dáng hay mùi vị của sản phẩm. Nói cách khác,
SPBH là sản phẩm “vô hình”, người mua không thể cảm nhận được SPBH
thông qua các giác quan của mình.
Tính vô hình của SPBH làm cho việc giới thiệu, chào bán sản phẩm trở nên
khó khăn hơn. Khi mua sản phẩm bảo hiểm, người mua chỉ nhận được những
lời hứa, lời cam kết về những đảm bảo vật chất trước các rủi ro.
o Tính không thể tách rời và không thể cất trữ
SPBH không thể tách rời, tức là việc tạo ra sản phẩm dịch vụ bảo hiểm trùng
với việc tiêu dùng sản phẩm đó (quá trình cung ứng và quá trình tiêu thụ là một
thể thống nhất). Thêm vào đó, SPBH cũng không thể cất trữ được, có nghĩa là
khả năng thực hiện dịch vụ bảo hiểm vào một thời điểm nào đó sẽ không thể
cất vào kho dự trữ để sử dụng vào một thời điểm khác trong tương lai. Điều
này hoàn toàn khác biệt với sản phẩm hữu hình.
o Tính không đồng nhất
Dịch vụ bảo hiểm, cũng như các dịch vụ khác, chủ yếu được thực hiện bởi con
...