"Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp (Phần 2)" trình bày bảo hiểm hỏa hoạn; bảo hiểm xây dựng và lắp đặt; bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động; bảo hiểm sức khỏe và tai nạn; một số nghiệp vụ bảo hiểm thương mại khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp (Phần 2)
Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho
doanh nghiệp (phần 2)
SẢN PHẨM BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI DÀNH CHO
BÀI 3
DOANH NGHIỆP (PHẦN 2)
Hướng dẫn học
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
Đọc tài liệu:
1. Nguyễn Văn Định (chủ biên), 2012, Giáo trình Bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Định (chủ biên), 2009, Giáo trình Quản trị Kinh doanh Bảo hiểm,
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
3. C. Arthur Williams, JR. Richard. M. Heins, 1989, Risk Management and
Insurance, McGrawn-Hill International Editions, Singapore.
Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc
qua email.
Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.
Nội dung
Bảo hiểm hỏa hoạn;
Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt;
Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động;
Bảo hiểm sức khỏe và tai nạn;
Các sản phẩm bảo hiểm thương mại khác.
Mục tiêu
Qua bài học này, sinh viên có thể hiểu được sự cần thiết phải bảo hiểm và nội dung của các
nghiệp vụ bảo hiểm sau:
Bảo hiểm hỏa hoạn;
Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt;
Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động;
Bảo hiểm sức khỏe và tai nạn;
Một số nghiệp vụ bảo hiểm thương mại khác.
90 TXBHKT01_Bai3p2_v1.0015101230
Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho
doanh nghiệp (phần 2)
Tình huống dẫn nhập
Bảo hiểm hỏa hoạn tại công ty Nam Sơn
Công ty Nam Sơn chuyên may gia công. Ngày 2/11/2014, do chập điện, 1 xưởng may của công
ty bị cháy, thiệt hại như sau:
5 công nhân bị thương, toàn bộ viện phí là 80 triệu đồng.
8 máy may công nghiệp bị thiệt hại toàn bộ, giá trị thiệt hại là 370 triệu đồng.
Vật liệu may mặc thiệt hại là 210 triệu đồng.
Chi phí thu dọn hiện trường sau vụ cháy là 10 triệu đồng.
Chi phí dập tắt đám cháy là 22 triệu đồng.
1. Nếu công ty Nam Sơn tham gia bảo hiểm hỏa hoạn thì số tiền bồi thường
Nam Sơn nhận được là bao nhiêu?
2. Nếu 1 xe tải của Nam Sơn cũng bị thiệt hại trong vụ cháy này thì đơn bảo
hiểm hỏa hoạn có bồi thường cho công ty Nam Sơn thiệt hại của chiếc xe
này không?
TXBHKT01_Bai3p2_v1.0015101230 91
Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho
doanh nghiệp (phần 2)
3.4. Bảo hiểm hỏa hoạn
3.4.1. Giới thiệu chung về nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn
Theo luật phòng cháy và chữa cháy, hỏa hoạn được hiểu là trường hợp xảy ra cháy
không kiểm soát được, có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường.
Theo số liệu thống kê, hàng năm trên thế giới có khoảng 5 triệu vụ hỏa hoạn lớn, nhỏ
gây thiệt hại hàng trăm tỷ đô la. Các vụ hỏa hoạn không chỉ xảy ra ở các nước có nền
kinh tế chậm phát triển mà còn xảy ra ở các nước có nền kinh tế phát triển như Anh,
Pháp, Mỹ… nơi mà nền khoa học, công nghệ đã đạt đến đỉnh cao của sự hiện đại và an
toàn thì hỏa hoạn vẫn xảy ra ngày một tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng.
Ở Việt Nam, hàng năm cũng xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn
lớn, ước tính thiệt hại về tài sản lên đến hàng trăm tỷ
đồng. Điển hình một số vụ hỏa hoạn xảy ra gây thiệt
hại lớn như: Năm 2000, Công ty may Hải Sơn thiệt hại
7,5 tỷ, Công ty Muraya Việt Nam thiệt hại 6,25 tỷ
đồng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thịnh Khang thiệt
hại 6,2 tỷ… Năm 2004, cháy ở công ty Interfood thiệt hại hơn 4,5 triệu đô la… Năm
2006, tại công ty trách nhiệm hữu hạn PanPack Việt Nam thuộc Khu Công Nghiệp
Loteco (Đồng Nai) đã xảy ra cháy lớn làm thiệt hại 18 tỷ đồng; hỏa hoạn cũng đã xảy
ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Palace (Khu chế suất Tân Thuận – Thành phố
HCM) làm thiệt hại 16 tỷ đồng; hay vụ cháy do mạng điện bị sự cố tại xưởng sản xuất
đế giầy Công ty TNHH Hoá Công Chyan Hwei (Khu Công Nghiệp Tân Định, Bình
Dương) đã thiêu cháy tài sản lên đến 34 tỷ đồng…
Để đối phó với hỏa hoạn, con người đã sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau như các
biện pháp phòng cháy, chữa cháy; đào tạo nâng cao trình độ kiến thức và ý thức,
thông tin tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy… Tuy nhiên, hỏa hoạn vẫn xảy ra
làm cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phải gánh chịu những tổn thất rất nặng nề.
Để đối phó với hậu quả đó, bảo hiểm vẫn được coi là một trong các biện pháp hữu
hiệu nhất. Khi tham gia bảo hiểm hỏa hoạn, ngoài việc được bồi thường những thiệt
hại về tài sản do hỏa hoạn gây ra, người được bảo hiểm còn nhận được các dịch vụ tư
vấn về công tác phòng cháy chữa cháy… từ phía công ty bảo hiểm giúp cho người
được bảo hiểm lựa chọn được các biện pháp phòng cháy, chữa cháy có hiệu quả nhất.
Mặt khác, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân
đều phải tự chủ về tài chính. Hoạt động sản xuất, xây dựng, đầu tư, khai thác… ngày
một gia tăng; khối lượng hà ...