Danh mục

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm: Bài 3- ThS. Nguyễn Thành Vinh (Phần 2)

Số trang: 75      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.41 MB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp (Phần 2)" tiếp nối phần 1 cung cấp đến người học kiến thức về bảo hiểm hỏa hoạn; bảo hiểm xây dựng và lắp đặt; bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động; bảo hiểm sức khỏe và tai nạn; các sản phẩm bảo hiểm thương mại khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm: Bài 3- ThS. Nguyễn Thành Vinh (Phần 2) BÀI 3 SẢN PHẨM BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI DÀNH CHO DOANH NGHIỆP (phần 2) ThS. Nguyễn Thành Vinh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0012108210 1 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Bảo hiểm hỏa hoạn tại công ty Nam Sơn Công ty Nam Sơn chuyên may gia công. Ngày 2/11/2014, do chập điện, 1 xưởng may của công ty bị cháy, thiệt hại như sau: • 5 công nhân bị thương, toàn bộ viện phí là 80 triệu đồng. • 8 máy may công nghiệp bị thiệt hại toàn bộ, giá trị thiệt hại là 370 triệu đồng. • Vật liệu may mặc thiệt hại là 210 triệu đồng. • Chi phí thu dọn hiện trường sau vụ cháy là 10 triệu đồng. • Chi phí dập tắt đám cháy là 22 triệu đồng. 1. Nếu công ty Nam Sơn tham gia bảo hiểm hỏa hoạn thì số tiền bồi thường Nam Sơn nhận được là bao nhiêu? 2. Nếu 1 xe tải của Nam Sơn cũng bị thiệt hại trong vụ cháy này thì đơn bảo hiểm hỏa hoạn có bồi thường cho công ty Nam Sơn thiệt hại của chiếc xe này không? v1.0012108210 2 MỤC TIÊU Qua bài học này, sinh viên có thể hiểu được sự cần thiết phải bảo hiểm và nội dung của các nghiệp vụ bảo hiểm sau: • Bảo hiểm hỏa hoạn; • Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt; • Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động; • Bảo hiểm sức khỏe và tai nạn; • Một số nghiệp vụ bảo hiểm thương mại khác. v1.0012108210 3 NỘI DUNG Bảo hiểm hỏa hoạn Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động Bảo hiểm sức khỏe và tai nạn Các sản phẩm bảo hiểm thương mại khác v1.0012108210 4 4. BẢO HIỂM HỎA HOẠN 4.1. Giới thiệu chung về nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn 4.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm hoả hoạn 4.3. Một số nghiệp vụ bảo hiểm bổ sung cho bảo hiểm hoả hoạn v1.0012108210 5 4.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HỎA HOẠN Để đối phó với hoả hoạn, con người đã sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau như các biện pháp phòng cháy, chữa cháy; đào tạo nâng cao trình độ kiến thức và ý thức, thông tin tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy… Tuy nhiên, hoả hoạn vẫn xảy ra làm cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phải gánh chịu những tổn thất rất nặng nề. Để đối phó với hậu quả đó, bảo hiểm vẫn được coi là một trong các biện pháp hữu hiệu nhất. v1.0012108210 6 4.1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN • Cháy: Hiểu theo nghĩa thông thường, cháy là phản ứng hoá học có toả nhiệt và phát sáng. • Hoả hoạn: Là cháy xảy ra không kiểm soát được ngoài nguồn lửa chuyên dùng gây thiệt hại cho tài sản và người ở xung quanh. • Đơn vị rủi ro: Là nhóm tài sản tách biệt khỏi nhóm tài sản khác với khoảng cách không cho phép lửa từ nhóm này lan sang nhóm khác (Khoảng cách gần nhất không dưới 12 m). • Tổn thất toàn bộ: Tổn thất toàn bộ được quan niệm ở đây cũng bao gồm hai loại  Tổn thất toàn bộ thực tế: Là tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hoặc hư hỏng hoàn toàn, có thể số lượng thì còn nguyên nhưng giá trị không còn gì.  Tổn thất toàn bộ ước tính: Là tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hoặc hư hỏng đến mức nếu sửa chữa phục hồi thì chi phí sửa chữa phục hồi bằng hoặc lớn hơn số tiền bảo hiểm. v1.0012108210 7 4.1.2. LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA BẢO HIỂM HỎA HOẠN • Năm 1667 ở Anh xuất hiện một số văn phòng cung cấp dịch vụ phòng cháy, chữa cháy và bảo hiểm hoả hoạn. • Năm 1684 công ty bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên (công ty Friendly Society) ra đời, hoạt động trên nguyên tắc tương hỗ. • Tại Việt Nam, nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn được triển khai từ cuối năm 1989. Ngày 8 tháng 11 năm 2006, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 130/2006/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối đối với tài sản của các cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ; đồng thời khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân không thuộc đối tượng bắt buộc mua bảo hiểm cháy, nổ. v1.0012108210 8 4.1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢO HIỂM HỎA HOẠN • Thiệt hại do hoả hoạn gây ra là rất lớn và không ai lường trước được. Vì vậy, khi triển khai nghiệp vụ, công tác đề phòng và hạn chế tổn thất luôn được đặt lên hàng đầu. • Các loại tài sản khác nhau thì khả năng xảy ra hoả hoạn cũng khác nhau. Cho nên, việc tính phí bảo hiểm hoả hoạn rất phức tạp. • Công tác đánh giá và quản lý rủi ro, công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm này cũng rất phức tạp, đòi hỏi cán bộ phải có trình độ chuyên sâu. • Mức độ thiệt hại do hoả hoạn gây ra rất lớn, cho nên các công ty bảo hiểm khi đã triển khai nghiệp vụ này đồng thời phải triển khai các công việc như tái bảo hiểm, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh… • Nhu cầu tham gia bảo hiểm hoả hoạn ngày một tăng. Vì vậy, nghiệp vụ bảo hiểm này luôn được coi là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm chủ yếu nhất. v1.0012108210 9 4.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM HỎA HOẠN 4.2.1. Đối tượng bảo hiểm 4.2.2. Phạm vi bảo hiểm 4.2.3. Giá t ...

Tài liệu được xem nhiều: