Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 5: Chương trình bảo hiểm trong doanh nghiệp
Mô tả cơ bản về tài liệu:
"Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 5: Chương trình bảo hiểm trong doanh nghiệp" được biên soạn giúp các bạn nắm được kiến thức rủi ro và tổn thất tiềm năng trong một doanh nghiệp có thể được bảo hiểm; phương thức lựa chọn phạm vi bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm phù hợp cho một doanh nghiệp; thu xếp hợp đồng bảo hiểm: lựa chọn phương thức tham gia bảo hiểm, lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm; quản lý chương trình bảo hiểm trong doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 5: Chương trình bảo hiểm trong doanh nghiệp Bài 5: Chương trình bảo hiểm trong doanh nghiệp BÀI 5 CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM TRONG DOANH NGHIỆP Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Nguyễn Văn Định (chủ biên), 2012, Giáo trình Bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 2. Nguyễn Văn Định (chủ biên), 2009, Giáo trình Quản trị Kinh doanh Bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 3. C. Arthur Williams, JR. Richard. M. Heins, 1989, Risk Management and Insurance, McGrawn-Hill International Editions, Singapore. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Bài 5 trình bày các vấn đề liên quan đến việc xác định nhu cầu bảo hiểm, thu xếp và quản lý chương trình bảo hiểm trong một trong doanh. Đây là bài cuối cùng trong môn học, nội dung sẽ làm rõ các vấn đề khởi đầu của rủi ro trong doanh nghiệp liên quan đến việc nhận dạng rủi ro và tổn thất tiềm năng mà một doanh nghiệp phải đương đầu; lựa chọn các sản phẩm bảo hiểm phù hợp trên cơ sở xem xét các qui định bắt buộc của Nhà nước, năng lực và nhu cầu của doanh nghiệp. Việc thu xếp bảo hiểm, quản lý các hợp đồng bảo hiểm trong suốt quá trình bảo hiểm cũng như khiếu nại đào bồi thường khi có tổn thất cũng được đề cập trong bài này. Về cơ bản, nội dung bài 5 tập trung vào các vấn đề sau: Rủi ro và tổn thất tiềm năng trong một doanh nghiệp có thể được bảo hiểm; Phương thức lựa chọn phạm vi bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm phù hợp cho một doanh nghiệp; Thu xếp hợp đồng bảo hiểm: lựa chọn phương thức tham gia bảo hiểm, lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm; Quản lý chương trình bảo hiểm trong doanh nghiệp. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, sinh viên nắm chắc các vấn đề sau: Hiểu được sự cần thiết phải xây dựng và quản lý chương trình bảo hiểm trong doanh nghiệp. Xác định được các loại hình bảo hiểm một doanh nghiệp cần phải tham gia (mua) căn cứ vào qui định của Nhà nước, nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp. Hiểu rõ ý nghĩa cũng như nắm vững việc thu xếp bảo hiểm cho doanh nghiệp. Nắm được các công việc cần thiết trong quản lý chương trình bảo hiểm của doanh nghiệp. 158 TXBHKT01_Bai5_v1.0015101230 Bài 5: Chương trình bảo hiểm trong doanh nghiệp Tình huống dẫn nhập Hỏa hoạn tại công ty Cổ phần giấy Thành Đạt Hồi 19 giờ ngày 4/5, tại cụm công nghiệp Phong Khê - thành phố Bắc Ninh (Bắc Ninh) đã xảy ra vụ hỏa hoạn tại công ty Cổ phần giấy Thành Đạt. Đám cháy bùng phát dữ dội gây thiệt hại về nhà xưởng, kho chứa hàng và nhiều máy móc thiết bị để sản xuất. http://baotintuc.vn/xa-hoi/chay-lon-tai-nha-may-giay-cum-cn- phong-khe-bac-ninh-20140504223907305.htm Thiệt hại của doanh nghiệp có được bảo hiểm không? TXBHKT01_Bai5_v1.0015101230 159 Bài 5: Chương trình bảo hiểm trong doanh nghiệp 5.1. Xác định nhu cầu bảo hiểm của doanh nghiệp 5.1.1. Rủi ro trong doanh nghiệp Như đã đề cập trong các chương trước, bảo hiểm là một phần không thể thiếu đối với hoạt động của doanh nghiệp. Bảo hiểm đảm bảo sự bù đắp về tài chính cho doanh nghiệp khi có rủi ro được bảo hiểm xảy ra gây tổn thất, hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng trở lại vị trí tài chính ban đầu như trước khi rủi ro xảy ra. Các rủi ro được bảo đảm thông qua các hợp đồng bảo hiểm là các rủi ro thuần túy, xảy ra mang tính ngẫu nhiên và có thể gây thiệt hại về tài sản, làm phát sinh trách nhiệm pháp lý, gây thiệt hại về người. Dựa trên cơ sở các bản báo cáo tài chính, hoạt động của doanh nghiệp và các thông tin liên quan, doanh nghiệp tiến hành liệt kê tổn thất tiềm năng doanh nghiệp có thể phải gánh chịu trên cơ sở xem xét các giá trị liên quan đến tổn thất có thể xảy ra và tổn thất tối đa có thể phát sinh. Nhận dạng các nguyên nhân có thể của tổn thất hoặc các hiểm họa và xác suất của từng loại tổn thất. Các tổn thất có thể phát sinh được liệt kê có thể là tổn thất về tài sản, tổn thất về trách nhiệm, tổn thất về con người. Ví dụ: bộ phận quản trị rủi ro phân tích rủi ro hỏa hoạn nếu phát sinh, nó có thể là nguyên nhân dẫn đến tổn thất của các nhà xưởng và các tài sản bên trong nhà xưởng, làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định từ vài tháng đến vài năm thậm chí là nguyên nhân dẫn đến sự phát sản của doanh nghiệp, làm phát sinh các khoản bồi thường cho người lao động. Việc lập một bảng thống kê các rủi ro/hiểm họa liên quan đến các loại tổn thất giữ vai trò vô cùng quan trọng. Các rủi ro thuần túy mà doanh nghiệp thường phải đương đầu có thể liệt kê được bao gồm: Rủi ro hỏa hoạn; Rủi ro tai nạn lao động; Rủi ro trộm cắp; Rủi ro thiên tai, bao gồm bão, lũ, lụt, động đất, núi lửa…; Rủi ro về trách nhiệm pháp lý phát sinh do các hành động bất cẩn, lỗi sản phẩm, ô nhiễm…; Các rủi ro về con người như các trường hợp ốm đau, bệnh tật, tai nạn thương tật, tử vong của người lao động, các nhà quản lý trung và cao cấp…; Các rủi ro xuất phát từ yếu tố ...