Danh mục

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm: Bài 5 - TS. Nguyễn Thị Hải Đường

Số trang: 30      Loại file: pdf      Dung lượng: 975.99 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 5: Chương trình bảo hiểm trong doanh nghiệp" giúp người học xác định nhu cầu bảo hiểm của doanh nghiệp; lập kế hoạch bảo hiểm; quản lý chương trình bảo hiểm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm: Bài 5 - TS. Nguyễn Thị Hải Đường BÀI 5 CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM TRONG DOANH NGHIỆP TS. Nguyễn Thị Hải Đường Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015101206 1 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Hỏa hoạn tại cụm công nghiệp Phong Khê – Bắc Ninh Hồi 19 giờ ngày 4/5, tại cụm công nghiệp Phong Khê - thành phố Bắc Ninh (Bắc Ninh) đã xảy ra vụ hỏa hoạn tại công ty Cổ phần giấy Thành Đạt. Đám cháy bùng phát dữ dội gây thiệt hại về nhà xưởng, kho chứa hàng và nhiều máy móc thiết bị để sản xuất. Thiệt hại của doanh nghiệp có được bảo hiểm không? v1.0015101206 2 MỤC TIÊU • Hiểu được sự cần thiết phải xây dựng và quản lý chương trình bảo hiểm trong doanh nghiệp; • Xác định được các loại hình bảo hiểm một doanh nghiệp cần phải tham gia (mua) căn cứ vào qui định của Nhà nước, nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp; • Hiểu rõ ý nghĩa cũng như nắm vững việc thu xếp bảo hiểm cho doanh nghiệp; • Nắm được các công việc cần thiết trong quản lý chương trình bảo hiểm của doanh nghiệp. v1.0015101206 3 NỘI DUNG Xác định nhu cầu bảo hiểm của doanh nghiệp Lập kế hoạch bảo hiểm Quản lý chương trình bảo hiểm v1.0015101206 4 1. XÁC ĐỊNH NHU CẦU BẢO HIỂM CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Rủi ro trong doanh nghiệp 1.2. Xác định phạm vi bảo hiểm v1.0015101206 5 1.1. RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP • Các rủi ro doanh nghiệp có thể gặp:  Rủi ro thuần túy;  Rủi to về kinh tế;  Rủi ro chính trị;  Rủi ro do môi trường pháp lý. • Về cơ bản, chương trình bảo hiểm sẽ đối phó với các rủi ro thuần túy. v1.0015101206 6 1.1. RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP (tiếp theo) • Các rủi ro thuần túy mà doanh nghiệp phải đương đầu và có thể được bảo vệ qua chương trình bảo hiểm:  Rủi ro thiên tai: bão, lũ, lốc…;  Rủi ro tai nạn: tai nạn giao thông, tai nạn lao động;  Hỏa hoạn;  Rủi ro về trách nhiệm pháp lý…;  … v1.0015101206 7 1.1. RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP (tiếp theo) • Các loại tổn thất tiềm năng mà rủi ro có thể gây ra:  Tổn thất tiềm năng về tài sản;  Tổn thất tiềm năng về trách nhiệm pháp lý;  Tổn thất tiềm năng về con người. • Các tổn thất tiềm năng được xác định trên cơ sở:  Báo cáo tổn thất trong quá khứ;  Số liệu tổn thất của ngành;  Giá trị tài sản của doanh nghiệp;  Giá trị phục hồi tài sản;  Chi phí đào tạo tìm kiếm lao động thay thế…  … v1.0015101206 8 1.2. XÁC ĐỊNH PHẠM VI BẢO HIỂM • Để bảo vệ cho các rủi ro và tổn thất tiềm năng mà doanh nghiệp có thể phải đương đầu thông qua bảo hiểm, cần liệt kê được tối đa nhất có thể các nguy cơ rủi ro: phạm vi bảo hiểm ban đầu. • Phạm vi bảo hiểm ban đầu: liệt kê tất cả các đối tượng cần được bảo hiểm, các rủi ro có thể gặp phải. • Mỗi doanh nghiệp, tùy thuộc ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và phạm vi hoạt động, phạm vi bảo hiểm ban đầu sẽ khác nhau. v1.0015101206 9 1.2. XÁC ĐỊNH PHẠM VI BẢO HIỂM (tiếp theo) • Các đối tượng cần được bảo vệ:  Tài sản: nhà xưởng, máy móc thiết bị, văn phòng, hàng hóa nguyên vật liệu, bán thành phầm, thành phẩm…  Trách nhiệm pháp lý: trách nhiệm chủ sản phẩm, trách nhiệm đối với người thứ ba, trách nhiệm chung, trách nhiệm của chủ lao động…  Con người: các lãnh đạo quản lý trung và cao cấp, các lao động chủ chốt, người lao động. v1.0015101206 10 1.2. XÁC ĐỊNH PHẠM VI BẢO HIỂM (tiếp theo) • Các rủi ro và phạm vi bảo hiểm:  BHXH, BHYT, BHTN: bảo hiểm cho các rủi ro, chi phí liên quan đến các biến cố xảy ra trong quá trình lao động và khi nghỉ hưu của người lao động.  Bảo hiểm thương mại:  Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc;  Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản;  Bảo hiểm kĩ thuật: bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm kho lạnh, bảo hiểm máy móc đổ vỡ, bảo hiểm thiết bị điện tử…;  Bảo hiểm trách nhiệm: trách nhiệm chủ sản phẩm, trách nhiệm chủ phương tiện…;  Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm tai nạn…;  … v1.0015101206 11 2. LẬP KẾ HOẠCH BẢO HIỂM 2.1. Khái niệm kế hoạch bảo hiểm 2.2. Lựa chọn sản phẩm bảo hiểm cho doanh nghiệp 2.3. Thu xếp bảo hiểm v1.0015101206 12 2.1. KHÁI NIỆM KẾ HOẠCH BẢO HIỂM Kế hoạch bảo hiểm đề cập ở đây là một chương trình bảo hiểm toàn diện cho doanh nghiệp liên quan đến việc xác định các loại hình bảo hiểm cần tham gia, tiến hành thu xếp hợp đồng bảo hiểm, quản lý các hợp đồng bảo hiểm và các loại hình bảo hiểm thuộc BHXH. v1.0015101206 13 2.1. KHÁI NIỆM KẾ HOẠCH BẢO HIỂM (tiếp theo) • Lập kế hoạch bảo hiểm bao gồm các công việc sau:  Lựa chọn sản phẩm bảo hiểm phù hợp;  Thu xếp bảo hiểm. • Cơ sở lập kế hoạch bảo hiểm:  Các qui định của cơ quan Nhà nước ...

Tài liệu được xem nhiều: