Bài giảng Quản trị kinh doanh dược - Trường ĐH Võ Trường Toản
Số trang: 36
Loại file: pdf
Dung lượng: 762.02 KB
Lượt xem: 34
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng Quản trị kinh doanh dược kết cấu gồm 5 chương, cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: kinh tế y tế; quản trị trong kinh doanh dược; lập kế hoạch kinh doanh; phân đoạn thị trường; kỹ năng giao tiếp;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị kinh doanh dược - Trường ĐH Võ Trường Toản TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA DƯỢC BÀI GIẢNG MÔN HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH DƯỢC Đơn vị biên soạn: KHOA DƯỢC Hậu Giang – Năm 2020 1 Chương 1: Kinh tế y tế Mục tiêu 1. Một số khái niệm về kinh tế y tế 2. Các hình thức kinh doanh dược I. Kinh tế y tế 1. Định nghĩa Kinh tế y tế được hiểu là chuyên ngành vận dụng các nguyên lý học kinh tế vào trong hoạt động chăm sóc sức khỏe. Cụ thể hơn, Kinh tế y tế nghiên cứu việc sử dụng các nguồn lực trong các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế nhầm thỏa mãn nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của cá nhân và cộng đồng. 2. Một số đặc thù của ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các yếu tố “thất bại thị trường” trong thị trường y tế Chăm sóc sức khỏe là ngành dịch vụ trong đó, về bản chất, người cung ứng và người sử dụng quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ. Tuy nhiên, không giống các loại dịch vụ khác, chăm sóc sức khỏe có một số đặc điểm riêng, đó là: - Mỗi người có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ở các mức độ khác nhau. Do không dự đoán được thời điểm mắc bệnh nên người bệnh thường gặp khó khăn trong chi trả các chi phí y tế không lường trước được. - Dịch vụ y tế là loại hàng hoá mà người sử dụng (người đi khám sức khỏe) không thể tự mình dễ dàng lựa chọn loại dịch vụ theo ý muốn mà phụ thuộc rất nhiều vào bên cung ứng (cơ sở y tế). Cụ thể, khi người dân có nhu cầu khám chữa bệnh, việc điều trị bằng phương pháp nào, thời gian bao lâu hoàn toàn do thày thuốc quyết định. Như vậy, người ta chỉ có thể lựa chọn nơi điều trị và ở một chừng mực nào đó, người chữa chứ không chủ động lựa chọn được phương pháp điều trị cho mình. Mặt khác, do dịch vụ y tế là loại hàng hoá gắn liền với tính mạng con người nên mặc dù không có tiền nhưng người bệnh vẫn phải khám chữa bệnh (mua dịch vụ). Điểm đặc biệt này không giống các loại hàng hóa khác, đó là đối với các loại hàng hóa không phải là sức khỏe, người mua có thể có nhiều giải pháp lựa chọn, thậm chí tạm thời không mua nếu chưa có khả năng tài chính. Trong cơ chế thị trường chuẩn, để có lợi nhuận tối đa, nhà sản xuất sẽ căn cứ vào nhu cầu và giá trên thị trường để quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Thông qua cơ chế thị trường, các nguồn lực của nền kinh tế tự động phân bổ một cách tối ưu. Tuy nhiên, để cơ chế thị trường thực hiện tốt được chức năng của mình, thị trường phải có môi trường cạnh tranh hoàn hảo, thông tin cần đầy đủ, công khai và không bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoàiv.v.. Trong lĩnh vực y tế, do dịch vụ chăm sóc sức khỏe có các đặc điểm riêng biệt nêu trên, nên cơ chế thị trường không thể vận hành một cách hiệu quả. Các nhà phân tích kinh tế đã thừa nhận rằng trong thị trường y tế luôn tồn tại các yếu tố “thất bại thị trường”(market failure), cụ thể là: 2 - Thị trường y tế không phải là thị trường tự do. Trong thị trường tự do, giá của một mặt hàng được xác định dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện giữa người mua và người bán. Trong thị trường dịch vụ y tế không có sự thỏa thuận này, giá dịch vụ do người cung ứng quyết định. - Dịch vụ y tế là một ngành dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn chế nhất định đối với sự gia nhập thị trường của các nhà cung ứng dịch vụ y tế. Cụ thể, muốn cung ứng dịch vụ y tế cần được cấp giấy phép hành nghề và cần đảm bảo những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất. Nói một cách khác, trong thị trường y tế không có sự cạnh tranh hoàn hảo. - Có hiện tượng bất đối xứng thông tin giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Trên thực tế, bệnh nhân hiểu biết rất ít về bệnh tật và các chỉ định điều trị, do vậy hầu như người bệnh hoàn toàn phải dựa vào các quyết định của thầy thuốc trong việc lựa chọn các dịch vụ y tế (cầu do cung quyết định). Nếu vấn đề này không được kiểm soát tốt sẽ dẫn tới tình trạng lạm dụng dịch vụ từ phía cung ứng, đẩy cao chi phí y tế. - Đặc điểm của dịch vụ y tế là “hàng hóa công cộng” và mang tính chất “khác biệt”. Khái niệm “khác biệt” ở đây là việc thụ hưởng lợi ích của dịch vụ y tế không chỉ giới hạn ở những người trả tiền để hưởng dịch vụ mà có những loại dịch vụ kể cả những người không trả tiền cũng có thể được hưởng các lợi ích này (ví dụ: các dịch vụ y tế dự phòng, giáo dục sức khỏe...). Chính do tính chất nêu trên, nhiều loại dịch vụ y tế không tạo ra được động cơ lợi nhuận cho người cung ứng sẽ không khuyến khích được việc cung ứng các loại dịch vụ này. Do vậy, để đảm bảo cung đáp ứng đủ cho cầu, rất cần có sự can thiệp hỗ trợ của Nhà nước trong cung ứng các dịch vụ y tế mang tính công cộng. 3. Tính hai mặt của việc áp dụng cơ chế thị trường trong chăm sóc sức khỏe Hiện nay, tại một số nước đang phát triển có tổ chức xã hội tương tự Việt Nam, việc áp dụng cơ chế thị trường trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt trong hệ thống khám chữa bệnh đã và đang được thử nghiệm triển khai với những kết quả rất đáng suy nghĩ. Việc áp dụng thuê mướn các cơ sở tư nhân cung ứng các dịch vụ phi y tế (non-medical services) như vệ sinh, giặt là... đã giúp tiết kiệm được nhân lực của bệnh viện và tính chuyên nghiệp cũng mang lại hiệu quả và chất lượng rõ ràng hơn. Tuy nhiên, khi áp dụng cơ chế thị trường trong cung ứng các dịch vụ y tế (medical services) như khám chữa bệnh thì mọi việc trở nên phức tạp hơn và khó kiểm soát. Như trên đã trình bày, do bất cân xứng thông tin nên việc quyết định đúng đắn một phương pháp điều trị, sử dụng một xét nghiệm hoặc một loại thuốc phù hợp với từng người bệnh chủ yếu phụ thuộc vào quyết định của người thày thuốc. Như vậy, nếu không có cơ chế kiểm soát, việc chỉ định quá mức các dịch vụ cần cho người bệnh hoàn toàn có thể xảy ra. Kinh nghiệm ở Trung Quốc sau một thời gian dài áp dụng cơ chế thị trường trong cung ứng dịch vụ khám ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị kinh doanh dược - Trường ĐH Võ Trường Toản TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA DƯỢC BÀI GIẢNG MÔN HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH DƯỢC Đơn vị biên soạn: KHOA DƯỢC Hậu Giang – Năm 2020 1 Chương 1: Kinh tế y tế Mục tiêu 1. Một số khái niệm về kinh tế y tế 2. Các hình thức kinh doanh dược I. Kinh tế y tế 1. Định nghĩa Kinh tế y tế được hiểu là chuyên ngành vận dụng các nguyên lý học kinh tế vào trong hoạt động chăm sóc sức khỏe. Cụ thể hơn, Kinh tế y tế nghiên cứu việc sử dụng các nguồn lực trong các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế nhầm thỏa mãn nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của cá nhân và cộng đồng. 2. Một số đặc thù của ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các yếu tố “thất bại thị trường” trong thị trường y tế Chăm sóc sức khỏe là ngành dịch vụ trong đó, về bản chất, người cung ứng và người sử dụng quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ. Tuy nhiên, không giống các loại dịch vụ khác, chăm sóc sức khỏe có một số đặc điểm riêng, đó là: - Mỗi người có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ở các mức độ khác nhau. Do không dự đoán được thời điểm mắc bệnh nên người bệnh thường gặp khó khăn trong chi trả các chi phí y tế không lường trước được. - Dịch vụ y tế là loại hàng hoá mà người sử dụng (người đi khám sức khỏe) không thể tự mình dễ dàng lựa chọn loại dịch vụ theo ý muốn mà phụ thuộc rất nhiều vào bên cung ứng (cơ sở y tế). Cụ thể, khi người dân có nhu cầu khám chữa bệnh, việc điều trị bằng phương pháp nào, thời gian bao lâu hoàn toàn do thày thuốc quyết định. Như vậy, người ta chỉ có thể lựa chọn nơi điều trị và ở một chừng mực nào đó, người chữa chứ không chủ động lựa chọn được phương pháp điều trị cho mình. Mặt khác, do dịch vụ y tế là loại hàng hoá gắn liền với tính mạng con người nên mặc dù không có tiền nhưng người bệnh vẫn phải khám chữa bệnh (mua dịch vụ). Điểm đặc biệt này không giống các loại hàng hóa khác, đó là đối với các loại hàng hóa không phải là sức khỏe, người mua có thể có nhiều giải pháp lựa chọn, thậm chí tạm thời không mua nếu chưa có khả năng tài chính. Trong cơ chế thị trường chuẩn, để có lợi nhuận tối đa, nhà sản xuất sẽ căn cứ vào nhu cầu và giá trên thị trường để quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Thông qua cơ chế thị trường, các nguồn lực của nền kinh tế tự động phân bổ một cách tối ưu. Tuy nhiên, để cơ chế thị trường thực hiện tốt được chức năng của mình, thị trường phải có môi trường cạnh tranh hoàn hảo, thông tin cần đầy đủ, công khai và không bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoàiv.v.. Trong lĩnh vực y tế, do dịch vụ chăm sóc sức khỏe có các đặc điểm riêng biệt nêu trên, nên cơ chế thị trường không thể vận hành một cách hiệu quả. Các nhà phân tích kinh tế đã thừa nhận rằng trong thị trường y tế luôn tồn tại các yếu tố “thất bại thị trường”(market failure), cụ thể là: 2 - Thị trường y tế không phải là thị trường tự do. Trong thị trường tự do, giá của một mặt hàng được xác định dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện giữa người mua và người bán. Trong thị trường dịch vụ y tế không có sự thỏa thuận này, giá dịch vụ do người cung ứng quyết định. - Dịch vụ y tế là một ngành dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn chế nhất định đối với sự gia nhập thị trường của các nhà cung ứng dịch vụ y tế. Cụ thể, muốn cung ứng dịch vụ y tế cần được cấp giấy phép hành nghề và cần đảm bảo những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất. Nói một cách khác, trong thị trường y tế không có sự cạnh tranh hoàn hảo. - Có hiện tượng bất đối xứng thông tin giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Trên thực tế, bệnh nhân hiểu biết rất ít về bệnh tật và các chỉ định điều trị, do vậy hầu như người bệnh hoàn toàn phải dựa vào các quyết định của thầy thuốc trong việc lựa chọn các dịch vụ y tế (cầu do cung quyết định). Nếu vấn đề này không được kiểm soát tốt sẽ dẫn tới tình trạng lạm dụng dịch vụ từ phía cung ứng, đẩy cao chi phí y tế. - Đặc điểm của dịch vụ y tế là “hàng hóa công cộng” và mang tính chất “khác biệt”. Khái niệm “khác biệt” ở đây là việc thụ hưởng lợi ích của dịch vụ y tế không chỉ giới hạn ở những người trả tiền để hưởng dịch vụ mà có những loại dịch vụ kể cả những người không trả tiền cũng có thể được hưởng các lợi ích này (ví dụ: các dịch vụ y tế dự phòng, giáo dục sức khỏe...). Chính do tính chất nêu trên, nhiều loại dịch vụ y tế không tạo ra được động cơ lợi nhuận cho người cung ứng sẽ không khuyến khích được việc cung ứng các loại dịch vụ này. Do vậy, để đảm bảo cung đáp ứng đủ cho cầu, rất cần có sự can thiệp hỗ trợ của Nhà nước trong cung ứng các dịch vụ y tế mang tính công cộng. 3. Tính hai mặt của việc áp dụng cơ chế thị trường trong chăm sóc sức khỏe Hiện nay, tại một số nước đang phát triển có tổ chức xã hội tương tự Việt Nam, việc áp dụng cơ chế thị trường trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt trong hệ thống khám chữa bệnh đã và đang được thử nghiệm triển khai với những kết quả rất đáng suy nghĩ. Việc áp dụng thuê mướn các cơ sở tư nhân cung ứng các dịch vụ phi y tế (non-medical services) như vệ sinh, giặt là... đã giúp tiết kiệm được nhân lực của bệnh viện và tính chuyên nghiệp cũng mang lại hiệu quả và chất lượng rõ ràng hơn. Tuy nhiên, khi áp dụng cơ chế thị trường trong cung ứng các dịch vụ y tế (medical services) như khám chữa bệnh thì mọi việc trở nên phức tạp hơn và khó kiểm soát. Như trên đã trình bày, do bất cân xứng thông tin nên việc quyết định đúng đắn một phương pháp điều trị, sử dụng một xét nghiệm hoặc một loại thuốc phù hợp với từng người bệnh chủ yếu phụ thuộc vào quyết định của người thày thuốc. Như vậy, nếu không có cơ chế kiểm soát, việc chỉ định quá mức các dịch vụ cần cho người bệnh hoàn toàn có thể xảy ra. Kinh nghiệm ở Trung Quốc sau một thời gian dài áp dụng cơ chế thị trường trong cung ứng dịch vụ khám ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Quản trị kinh doanh dược Quản trị kinh doanh dược Kinh doanh dược Kinh tế y tế Lập kế hoạch kinh doanh Dịch vụ chăm sóc sức khỏe Thị trường y tế Thị trường dược phẩmGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Khởi sự kinh doanh - Trường ĐH Thương Mại
28 trang 249 0 0 -
Độ tin cậy và giá trị của thang đo chỉ số môi trường thực hành chăm sóc điều dưỡng
8 trang 218 0 0 -
5 bước để tính Social Media ROI với Google Analytics
12 trang 205 0 0 -
Bài giảng Đánh giá kinh tế y tế: Phần 2 - Nguyễn Quỳnh Anh
42 trang 202 0 0 -
Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh từ A đến Z: Phần 1
156 trang 106 0 0 -
55 trang 90 2 0
-
85 trang 80 0 0
-
Nghiên cứu thị trường trong marketing online
3 trang 71 1 0 -
74 trang 65 0 0
-
Giáo trình Kỹ năng khởi nghiệp: Phần 2
27 trang 59 0 0