Danh mục

Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực (Human resource management) - Chương 6: Đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 317.18 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực (Human resource management) - Chương 6: Đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên trình bày các nội dung chính sau: Mục tiêu của việc đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên, quy trình đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực (Human resource management) - Chương 6: Đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viênChương 6: Đánh giá hiệu quả làm việccủa nhân viên 6.1 Mục tiêu 6.2 Quy trình đánh giá 77MỤC TIÊU Là công cụ phát triển nhân viên:  Củng cố, cải thiện và duy trì thành tích.  Xác định mục tiêu nghề nghiệp  Xác định nhu cầu đào tạo Là công cụ phát triển hành chính:  Kết nối lương, thưởng với thành tích.  Đánh giá chính sách và chương trình NNL phù hợp 78QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ1. Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn thực hiện công việc2. Lựa chọn phương pháp đánh giá3. Lựa chọn người đánh giá và huấn luyện kỹ năng đánh giá4. Thảo luận với nhân viên về nội dung và phạm vi đánh giá5. Thực hiện đánh giá6. Thảo luận kết quả đánh giá7. Xác định mục tiêu và kết quả mới cho nhân viên 79XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, TIÊU CHUẨNTHỰC HIỆN CÔNG VIỆC Tiêu chuẩn thực hiện công việc là một hệ thống các chỉ tiêu/tiêu chí thể hiện các yêu cầu hoàn thành công việc cả về số lượng và chất lượng. Tiêu chuẩn thực hiện công việc là mốc chuẩn cho việc đo lường thực tế thực hiện công việc của người lao động. 80XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, TIÊU CHUẨNTHỰC HIỆN CÔNG VIỆC Để đảm bảo hệ thống đánh giá có hiệu quả, các tiêu chuẩn cần được xây dựng một cách hợp lý và khách quan. Thông thường, tiêu chuẩn thực hiện công việc được xây dựng trên cơ sở bản mô tả công việc. 81LỰA CHỌN PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ • Phương pháp chấm điểm. • Phương pháp phỏng vấn. • Phương pháp lưu giữ. • Phương pháp so sánh cặp. • Phương pháp xếp hạng luân phiên. • Phương pháp quản trị mục tiêu. • Phương pháp định lượng. 82LỰA CHỌN NGƢỜI ĐÁNH GIÁ VÀ HUẤNLUYỆN KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ Người tham gia đánh giá:  Thường là người lãnh đạo, giám sát trực tiếp.  Một số nhân viên, cán bộ, cá nhân người lao động, khách hàng Đào tạo người đánh giá:  Cung cấp các văn bản hướng dẫn  Tổ chức các lớp tập huấn 83THẢO LUẬN VỚI NHÂN VIÊN VỀ NỘIDUNG VÀ PHẠM VI ĐÁNH GIÁ Trước khi thực hiện đánh giá, cần thảo luận với nhân viên về nội dung, phạm vi đánh giá. Các cuộc thảo luận này sẽ chỉ rõ lĩnh vực cần đánh giá, đánh giá như thế nào, chu kỳ thực hiện đánh giá và tầm quan trọng của kết quả đánh giá đối với cả doanh nghiệp lẫn nhân viên 84THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ Thực hiện so sánh, phân tích kết quả thực tế thực hiện công việc của nhân viên với tiêu chuẩn mẫu. Chú ý tránh để các ấn tượng của nhà lãnh đạo ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. 85THẢO LUẬN KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ Nhà lãnh đạo nên thảo luận với nhân viên về kết quả đánh giá, tìm hiểu những điều nhất trí và những điều chưa nhất trí trong cách đánh giá, chỉ ra những điểm tốt cũng như những điểm cần khắc phục, sửa chữa trong thực hiện công việc của nhân viên. 86XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ MỚICHO NHÂN VIÊN Điều quan trọng trong đánh giá thực hiện công việc là cần vạch ra các phương hướng, cách thức cải tiến thực hiện công việc, đề ra các chỉ tiêu mới cho nhân viên. 87

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: