Danh mục

Bài giảng Quản trị nhân lực: Bài 1 - TS. Nguyễn Vân Thùy Anh

Số trang: 33      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.61 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (33 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Quản trị nhân lực - Bài 1: Tổng quan về quản trị nhân lực" cung cấp khái niệm, tầm quan trọng của quản trị nhân lực; các hoạt động chủ yếu của quản trị nhân lực; triết lý quản trị nhân lực; sự phân chia trách nhiệm trong quản trị nhân lực; ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động quản trị nhân lực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị nhân lực: Bài 1 - TS. Nguyễn Vân Thùy Anh GIỚI THIỆU HỌC PHẦN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC • Mục tiêu: Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng để thực hiện hoạt động xây dựng và quản lý lực lượng lao động trong tổ chức một cách hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra ở hiện tại cũng như trong tương lai. • Nội dung nghiên cứu của học phần: Bài 1: Tổng quan về quản trị nhân lực Bài 2: Phân tích công việc Bài 3: Tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực Bài 4: Đánh giá thực hiện công việc Bài 5: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Bài 6: Thù lao lao độngv1.0014106222 1 BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TS. Nguyễn Vân Thùy Anh TS. Phạm Thị Bích Ngọc Trường Đại học Kinh tế Quốc dânv1.0014106222 2 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Trưởng phòng Hoàng Nam • Sau khi tốt nghiệp Đại học Bách Khoa, chuyên ngành công nghệ thông tin vào năm 2008, Hoàng Nam được nhận vào làm việc tại một công ty viễn thông ở Hà Nội với vị trí nhân viên kỹ thuật. • Sau 5 năm nỗ lực làm việc, Nam được đề bạt làm trưởng phòng kỹ thuật của công ty và quản lý 7 nhân viên. • Nam rất háo hức nhận nhiệm vụ mới này nhưng cũng không tránh khỏi những lúng túng. Là một cán bộ quản lý nhân sự có kinh nghiệm, anh/chị hãy tư vấn cho Nam cách thức quản lý nhân viên trong phòng một cách hiệu quả?v1.0014106222 3 MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có thể: • Hiểu được thực chất của quản trị nhân lực, mục đích và vai trò của quản trị nguồn nhân lực đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức; • Nắm được các triết lý về quản trị nhân lực trong tổ chức; • Nắm được nội dung sơ bộ của các hoạt động chủ yếu của quản trị nhân lực; • Hiểu rõ trách nhiệm của những người liên quan trong quản trị nhân lực; • Nhận biết những yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nhân lực trong tổ chức.v1.0014106222 4 NỘI DUNG Khái niệm, tầm quan trọng của quản trị nhân lực Các hoạt động chủ yếu của quản trị nhân lực Triết lý quản trị nhân lực Sự phân chia trách nhiệm trong quản trị nhân lực Ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động quản trị nhân lựcv1.0014106222 51. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 1.1. Khái niệm quản trị nhân lực 1.2. Mục tiêu, đối tượng của quản trị nhân lực 1.3. Tầm quan trọng của quản trị nhân lựcv1.0014106222 6 1.1. KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ NHÂN LỰC Một số khái niệm liên quan: • Tổ chức: > 2 người; Tương tác, phối hợp với các nguồn lực khác; Cơ cấu quản lý; Nhằm đạt mục tiêu chung. • Nhân lực: nguồn lực của mỗi con người Thể lực; Trí lực; Tâm lực. • Nguồn nhân lực: tất cả những con người đang làm việc trong tổ chức Số lượng; Chất lượng.v1.0014106222 .7 1.1. KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (tiếp theo) Khái niệm: Quản trị nguồn nhân lực là các chính sách, các hệ thống ảnh hưởng tới hành vi, thái độ và sự thực hiện công việc của người lao động trong tổ chức. • Quản trị nguồn nhân lực bao gồm tất cả các hoạt động và quyết định quản lý có ảnh hưởng trực tiếp tới những người lao động đang làm việc trong tổ chức. • Quản trị nguồn nhân lực bao gồm tất cả các hoạt động của một tổ chức nhằm thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng và đánh giá, bảo toàn và duy trì một lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu công việc về mặt số lượng và chất lượng.v1.0014106222 .8 1.1. KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (tiếp theo) Các hoạt động chủ yếu của quản trị nhân lực: • Thu hút: Kế hoạch hóa nguồn nhân lực; Phân tích và thiết kế công việc; Biên chế nhân lực: tuyển mộ, tuyển chọn và bố trí. • Phát triển: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. • Duy trì: Đánh giá thực hiện công việc; Thù lao; Quan hệ lao động.v1.0014106222 9 1.2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG CỦA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC • Mục ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: