Danh mục

Bài giảng Quản trị nhân lực - Bài 4: Đánh giá thực hiện công việc

Số trang:      Loại file: pdf      Dung lượng: 573.68 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Quản trị nhân lực - Bài 4: Đánh giá thực hiện công việc" thông qua bài học này các bạn sẽ hiểu các thuật ngữ sử dụng trong đánh giá thực hiện công việc; xác định các yếu tố của một hệ thống đánh giá thực hiện công việc; so sánh về những ưu, nhược điểm và đối tượng áp dụng của các phương pháp đánh giá thực hiện công việc trong tổ chức; mô tả quy trình tổ chức và thực hiện đánh giá thực hiện công việc trong tổ chức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản trị nhân lực - Bài 4: Đánh giá thực hiện công việc Bài 4: Đánh giá thực hiện công việc BÀI 4 ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Nghiên cứu các văn bản sử dụng để đánh giá quá trình thực hiện công việc và quy trình tổ chức công tác đánh giá thực hiện công việc tại doanh nghiệp mà sinh viên biết; đánh giá doanh nghiệp đã sử dụng phương pháp nào để đánh giá thực hiện công việc và hiệu quả thế nào.  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: Vũ Thị Mai, Phạm Thúy Hương (2011), Quản trị nhân lực, Nhà Xuất bản Đại học KTQD, Hà Nội.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Cung cấp cho người học những khái niệm cơ bản về: đánh giá thực hiện công việc; các bước trong qui trình đánh giá; các tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá; mối quan hệ giữa đánh giá thực hiện công việc với các hoạt động quản lý nguồn nhân lực khác; vai trò của bộ phận nhân sự trong quản lý kết quả thực hiện công việc. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, người học có thể:  Hiểu các thuật ngữ sử dụng trong đánh giá thực hiện công việc;  Xác định các yếu tố của một hệ thống đánh giá thực hiện công việc;  So sánh về những ưu, nhược điểm và đối tượng áp dụng của các phương pháp đánh giá thực hiện công việc trong tổ chức;  Mô tả quy trình tổ chức và thực hiện đánh giá thực hiện công việc trong tổ chức. 50 TXNLQT02_Bai 4_v0.1014106216 Bài 4: Đánh giá thực hiện công việc Tình huống dẫn nhập Đánh giá thực hiện công việc tại một số doanh nghiệp ở Việt Nam Nhóm bạn thân: Ngọc, Lâm, Thuận đều tốt nghiệp đại học, đã đi làm được bốn năm. Lúc này họ đang bàn tán về chuyện khen thưởng thi đua cuối năm ở nơi mà họ đang công tác. Ngọc, công tác tại phòng kế hoạch của Bưu điện tỉnh nói:  Theo mình, đánh giá thi đua chỉ là hình thức. Sếp của mình đánh giá tất cả mọi nhân viên trong phòng đều tốt cả. Ngoại trừ một bà có con nhỏ, suốt ngày thấy con ốm, mẹ nghỉ, không đảm bảo ngày công, bị loại C còn lại ai cũng được loại A tất. Thực tế, trong phòng chỉ có một số người tích cực, làm việc có hiệu quả. Những người khác thì chỉ đủng đỉnh, “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” thôi. Lâm công tác tại Công ty Thương mại tỉnh nói:  Với mình, mọi thứ đều đơn giản. Sếp của mình rất thích văn nghệ và các phong trào thể thao. Là hạt nhân văn nghệ của công ty, lại thường xuyên chơi quần vợt với sếp, nên bao giờ mình cũng được đánh giá tốt. Hồi cuối năm, chúng mình có đợt giảm biên chế. Mình lẽ ra phải bị nằm trong danh sách những người bị cho nghỉ đầu tiên. Chỉ vì có tài văn nghệ mà mình thoát đấy. Thuận, công tác tại phòng kinh doanh của công ty thiết bị nói:  Ở công ty mình có tất cả hơn 200 nhân viên. Cuối năm ban giám đốc họp bàn tự quyết định vấn đề khen thưởng. Mỗi người được khen thưởng tuỳ theo hiệu quả thực hiện công việc trong năm và được nhận một bao thư riêng. Không ai được biết người khác lãnh bao nhiêu. Nếu ai thấy có điều gì không thoả đáng phải đến gặp trực tiếp giám đốc trình bày. Không ai được bàn tán, thắc mắc, gây chia rẽ nội bộ. 1. Anh (chị) hãy phân tích ưu, nhược điểm và ảnh hưởng của cách đánh giá thi đua ở ba đơn vị nói trên? 2. Nếu là lãnh đạo doanh nghiệp, anh (chị) sẽ chọn cách đánh giá thi đua như thế nào? TXNLQT02_Bai 4_v0.1014106216 51 Bài 4: Đánh giá thực hiện công việc 4.1. Khái niệm và tầm quan trọng của đánh giá thực hiện công việc 4.1.1. Khái niệm Đánh giá thực hiện công việc thường được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với người lao động. Tính hệ thống được thể hiện qua 3 góc độ:  Đánh giá sử dụng một hệ thống gồm nhiều chỉ tiêu liên quan đến nhau chứ không phải theo các chỉ tiêu đơn lẻ;  Đánh giá theo một chu kỳ nhất định (1 tháng, 1 quý, 6 tháng, 1 năm…);  Đánh giá theo một quy trình thống nhất. Tính chính thức được thể hiện qua 3 góc độ:  Đánh giá công khai trong toàn tổ chức;  Đánh giá bằng các văn bản chính thức;  Kết quả đánh giá được phản hồi đến các đối tượng liên quan (người lao động, người quản lý…). Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quản trị nhân lực quan trọng và luôn luôn tồn tại trong tất cả các tổ chức. Mặc dù ở các công ty nhỏ, đánh giá thực hiện công việc có thể được thực hiện một cách không chính thức thông qua sự đánh giá hàng ngày của người giám sát với các nhân viên và sự đánh giá, góp ý lẫn nhau giữa các nhân viên nhưng hầu hết các tổ chức đều xây dựng cho mình một hệ thống đánh giá chính thức. Trong một hệ thống chính thức, tình hình hoàn thành nhiệm vụ lao động của từng người lao động được đánh giá theo những khoảng thời gian được quy định với sự sử dụng những phương pháp đánh giá đã được thiết kế một cách có lựa chọn, tuỳ thuộc vào mục đích của đánh giá. Tuỳ vào điều kiện cụ thể, các kết quả đánh giá cần được phản hồi lại với người lao động để họ biết được mức độ thực hiện công việc của mình và hiểu được ...

Tài liệu được xem nhiều: