Danh mục

Bài giảng Quy hoạch môi trường: Bài 5. Nội dung và quy trình xây dựng quy hoạch môi trường - PGS.TS. Phùng Chí Sỹ

Số trang: 47      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.17 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 14,000 VND Tải xuống file đầy đủ (47 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung QHMT: (1). Phân vùng lãnh thổ phục vụ QHMT; (2). Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện trạng phát triển KTXH và xác định các vấn đề cấp bách;....; (8). Đề xuất các kiến nghị điều chỉnh quy hoạch phát triển KTXH với mục tiêu bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quy hoạch môi trường: Bài 5. Nội dung và quy trình xây dựng quy hoạch môi trường - PGS.TS. Phùng Chí SỹVIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO HỌC Quy hoạch môi trường(Bài 5: NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG ) Cán bộ giảng dạy : PGS.TS. Phùng Chí Sỹ NỘI DUNG QHMT• (1). Phân vùng lãnh thổ phục vụ QHMT.• (2). Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện trạng phát triển KTXH và xác định các vấn đề cấp bách• (3). Đánh giá môi trường chiến lược dự án quy hoạch phát triển KTXH hoặc các ngành kinh tế của địa phương; dự báo các vấn đề cấp bách.• (4). Xác định quan điểm và mục tiêu QHMT.• (5). Đề xuất các chương trình, dự án bảo vệ môi trường• (6). Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch môi trường• (7). Lập bản đồ QHMT trên cơ sở chồng ghép các bản đồ đơn tính với tỷ lệ và mục tiêu thích hợp• (8). Đề xuất các kiến nghị điều chỉnh quy hoạch phát triển KTXH với mục tiêu bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững. QUY TRÌNH XÂY DỰNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG1. Chuẩn bị2. Đánh giá hiện trạng và dự báo các tácđộng môi trường.3. Định rõ các mục tiêu và chỉ tiêu củaQHMT.4. Đề xuất các nội dung của QHMT5. Phê chuẩn QHMT6. Thực hiện và quản lý, giám sát QHMT.NỘI DUNG QHMT Phân chia lãnh thổ thành các tiểu vùng chức năng phục vụ QHMT• (1). Phân vùng kinh tế : Vùng kinh tế được chia theo tiềm năng kinh tế, mức độ phát triển và mối quan hệ tương hỗ mật thiết giữa các khu vực của vùng được xác định (ví dụ: các vùng Kinh tế trọng điểm).• (2). Vùng sinh thái: Vùng sinh thái là một đơn vị lãnh thổ đặc trưng bởi các phản ứng sinh thái đối với khí hậu trái đất, thực vật, động vật và hệ thống thủy vực. Phân định các vùng sinh thái để tạo cơ sở cho việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả tối ưu, phát huy đầy đủ tiềm năng của vùng. Phân chia lãnh thổ thành các tiểu vùng chức năng phục vụ QHMT (tt)• (3). Vùng địa lý: Vùng địa lý được phân theo tính tương đối đồng nhất của các yếu tố địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất…• (4). Phân vùng môi trường: Phân vùng môi trường là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị môi trường tương đối đồng nhất nhằm mục đích quản lý môi trường một cách có hiệu quả theo đặc thù riêng của từng đơn vị môi trường. Tính thống nhất của vùng môi trường biểu hiện ở chỗ nếu thay đổi môi trường ở bất kỳ khu vực nào trong vùng có thể ảnh hưởng đến khu vực khác trong vùng đó. Phân chia lãnh thổ thành các tiểu vùng chức năng phục vụ QHMT (tt)• Hiện nay tại Việt Nam chưa có hệ thống phân vùng môi trường mặc dù vấn đề môi trường theo vùng lãnh thổ rất quan trọng. Vấn đề môi trường trong một vùng cần phải được quản lý đồng bộ, liên kết với nhau trong phạm vi toàn vùng. Chẳng hạn, việc phát triển các khu công nghiệp tại một tỉnh có tác động trực tiếp tới chất lượng môi trường tại tỉnh khác (do lan truyền, phát tán). Việc ô nhiễm của vùng đất ướt ven biển có phạm vi liên quan đến nhiều tỉnh. Vì vậy, cùng với việc quản lý môi trường cấp tỉnh, việc quản lý môi trường cấp vùng có ý nghĩa rất quan trọng.Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện trạng phát triển KTXH và xác định các vấn đề môi trường cấp bách• 1. Các dữ liệu không gian:• Thông tin về địa hình• Thông tin về ranh giới hành chính• Thông tin về các khu vực đô thị hoá• Thông tin về các khu vực công nghiệp hoá• Thông tin về hệ thống giao thông• Thông tin về các cảng chuyên dùng• Thông tin về các khu vực nuôi trồng thuỷ sản• Thông tin về các khu du lịch• Thông tin về tài nguyên, khoáng sản• Thông tin về hiện trạng sử dụng đất• Thông tin về thuỷ hệ (Sông, hồ, biển)Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện trạng phát triển KTXH và xác định các vấn đề môi trường cấp bách (tt)• 2. Các dữ liệu thuộc tính• (a). Thông tin về các điều kiện tự nhiên và KTXH• Khí hậu, thời tiết, thuỷ văn;• Thông tin về tài nguyên nước mặt;• Thông tin về tài nguyên nước ngầm;• Thông tin về tài nguyên thủy sinh;• Thông tin về tài nguyên đất;• Thông tin về tài nguyên rừng;• Thông tin về tài nguyên khóang sản;• Thông tin về tài nguyên du lịch.• Dân số và phân bố địa bàn dân cư;• Phát triển công nghiệp và phân bố địa bàn sản xuất công nghiệp; Đánh giá hiện trạng môi trường gây ra bởi hiện trạng phát triển KTXH và xác định các vấn đề môi trường cấp bách (tt)• (b). Cơ sở dữ liệu môi trường nước:• Thông tin về số lượng, khối lượng, đặc tính và (nước thải sinh hoạt) từ các khu đô thị và khu dân cư tập trung trên toàn bộ vùng quy hoạch;• Thông tin về số lượng, khối lượng, đặc tính và phân bố các nguồn thải điểm (nước thải công nghiệp và dịch vụ) từ các KCN, cụm công nghiệp tập trung và các khu dịch vụ đặc biệt (bãi rác, kho cảng, ...) trên toàn bộ vùng ...

Tài liệu được xem nhiều: