Danh mục

Bài giảng Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm Ngữ Văn - ĐH Phạm Văn Đồng

Số trang: 85      Loại file: pdf      Dung lượng: 675.88 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 23,000 VND Tải xuống file đầy đủ (85 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm Ngữ Văn gồm có 5 chương, cung cấp cho người học những kiến thức như: Kỹ năng phân tích chương trình môn Ngữ văn ở trường THPT; Kỹ năng thiết kế bài dạy học môn Ngữ văn THPT; Kỹ năng đặt câu hỏi, ra bài tập môn Ngữ văn; Rèn luyện kỹ năng kiểm tra, đánh giá trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm Ngữ Văn - ĐH Phạm Văn Đồng TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM XÃ HỘI Bài giảng học phầnRÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM NGỮ VĂN Chương trình đại học ngành Sư phạm Ngữ văn Giảng viên: HUỲNH THỊ NGỌC KIỀU Khoa: Sư phạm Xã hội QUẢNG NGÃI, THÁNG 3/2021Chương 1. KỸ NĂNG PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH MÔN NGỮ VĂN THPT 1.1. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục phổ thông 1.1.1. Sự cần thiết phải đổi mới chương trình giáo dục 1.1.1.1. Bối cảnh thế giới Trong suốt gần 60 năm qua, chương trình giáo dục ở các cấp học, bậc học trong nềngiáo dục của ta được biên soạn, thực thi, v.v trên cơ sở kế thừa các chương trình giáo dục cótrước đó, rồi cải tiến, cập nhật, nâng cao cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, khoahọc – công nghệ của giai đoạn sau. Các nhà giáo dục đã đưa vào chương trình giáo dục nhữngtư tưởng lớn, những tác phẩm có giá trị, các phát minh khoa học, những sự kiện chính trị xãhội to lớn, ... với mong ước truyền lại cho các thế hệ sau những thành tựu to lớn của nhân loạitrong tất cả các lĩnh vực của đời sống con người. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 7 năm của thậpkỷ đầu của thế kỷ XXI, những điều chúng ta tích luỹ được trong hàng năm qua dường nhưkhông đủ để giải thích được những điều đang và sẽ diễn ra. Thập niên cuối của thế kỷ trước đã chứng kiến một điều mà nhà tương lai học củanhững năm 60, Kenneth Boulding gọi là sự “phá vỡ của hệ thống” (system break). Bouldingxem sự phá vỡ của hệ thống như sự tan vỡ của các mô hình tư duy liên quan đến các hệ thốngcủa con người. Nói cách khác, sự phá vỡ như vậy tạo ra cái mà Alvin Tofler gọi là “cú sốccủa tương lai” mà ở đó lối tư duy có tính truyền thống không còn có thể giúp chúng ta giảiquyết vấn đề. Một đồng nghiệp của Boulding trong những năm 60, Kenneth Clark đã lưu ýrằng, trong những điều kiện như vậy, sự tiên đoán có thể trở thành những thông tin chính xácnhất về tương lai. “Định luật” Clark cho rằng “Khi một nhà thông thái cho rằng một điều gìđó có thể xảy ra, ông ta có thể đúng. Nhưng nếu ông ta cho rằng một điều gì đó không thể xảyra, thì gần như có thể nói rằng ông ấy sai”. Đó cũng chính là đặc điểm của giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Các nhà giáo dụcđang bị choáng ngợp trước những thay đổi to lớn do con người tạo ra trong mọi lĩnh vực, vàkhông biết lựa chọn những yếu tố gì để truyền đạt cho con cháu mai sau. Trong những năm 90 của thế kỷ trước, Internet xuất hiện và làm thay đổi mọi quanđiểm truyền thống về giáo dục, như nhà trường, lớp học, về dạy, học. 2 Tháng 5/2000, Bill Gates, người sáng lập ra Microsoft đã nói: “Chúng ta thật ra mới ởgiai đoạn đầu của cuộc cách mạng. Trong vòng 10 năm tới, chúng ta sẽ thực hiện nhiều thayđổi đối với xã hội hơn là những gì đã làm trong 25 năm qua”. Những thay đổi to lớn của xã hội nói lên một điều là kỷ nguyên cũ đã qua và một kỷnguyên mới đang đến, sự phá vỡ của hệ thống, một sự kiện chưa được hiểu một cách đầy đủđã xảy ra và còn làm biến đổi nền giáo dục của cả nhân loại. Và những người làm giáo dụccần có cách suy nghĩ mới để định hướng nền giáo dục trong kỷ nguyên mới này. Để đáp ứng với những thay đổi to lớn và nhanh chóng trong kỉ nguyên quá độ lên nềnkinh tế tri thức, kỷ nguyên thông tin, triết lí giáo dục trong thế kỉ 21 cũng có những thay đổimạnh mẽ, hướng tới “một xã hội học tập”, “học thường xuyên, suốt đời” dựa trên 4 trụ cột“học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người”, giáo dục không cònchủ yếu là đào tạo kiến thức và kĩ năng mà chủ yếu là rèn luyện năng lực – năng lực nhậnthức, năng lực hành động, năng lực giao tiếp và truyền thông, năng lực quản lý và lãnh đạo.Bản tuyên ngôn toàn cầu về giáo dục đại học của Liên hợp quốc khẳng định: Thế kỷ 21 “cómột nhu cầu chưa từng thấy về sự đa dạng, phong phú trong giáo dục đại học cũng như nhữngnhận thức ngày càng cao về tầm quan trọng sống còn của giáo dục đại học đối với sự pháttriển kinh tế và văn hoá của xã hội”. Giáo dục nói chung trong đó có giáo dục đại học vàchuyên nghiệp của thế giới đang phát triển nhanh chóng theo những xu hướng rõ rệt: đạichúng hoá, thị trường hoá, đa dạng hoá và quốc tế hoá, cùng những quan niệm mới, yêu cầumới về vấn đề có tính sống còn đối với bất kì mô hình cải cách giáo dục nào – đó là chấtlượng giáo dục. Vì thế, ngày nay, hơn bao giờ hết, tất cả các quốc gia đang đứng trước nhữngthách thức to lớn là lựa chọn các giải pháp phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục ởtất cả các cấp học, bậc học – nơi cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng những đổi thay to lớntrong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, giáo dục nói chung, giáo dụcđại học và chất lượng của nó nói riêng càng trở nên quan trọng hơn. Ở đây, giáo dục ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: