Thông tin tài liệu:
Sau khi học xong bài, học viên có khả năng: Trình bày được cách theo dõi thai kỳ có đái tháo đường, trình bày được cách theo dõi chuyển dạ của đái tháo đường thai kỳ, trình bày được cách theo dõi hậu sản của đái tháo đường thai kỳ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Rối loạn chuyển hóa carbohydrate trong thai kỳ: Quản lý đái tháo đường thai kỳTín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-6: Rối loạn chuyển hóa carbohydrate trong thai kỳBài giảng trực tuyến Quản lý đái tháo đường thai kỳBài Team-Based Learning 4-6: Rối loạn chuyển hóa carbohydrate trong thai kỳQuản lý đái tháo đường thai kỳ.Ngô Thị Kim Phụng 1, Trương Ngọc Diễm Trinh 2Mục tiêu bài giảngSau khi học xong bài, học viên có khả năng1. Trình bày được cách theo dõi thai kỳ có đái tháo đường2. Trình bày được cách theo dõi chuyển dạ của đái tháo đường thai kỳ3. Trình bày được cách theo dõi hậu sản của đái tháo đường thai kỳĐái tháo đường thai kỳ (Gestational Diabetes Mellitus - GDM) là một tình trạng ảnh hưởng xấu đến cục của cả mẹ và thai-sơ sinh.Các nghiên cứu so sánh kết cục thai sản giữa thai phụ bình thường và thai phụ có GDM được kiểm soát tốt chưa đủ mạnh để chứngminh sự khác biệt nếu có, nhưng trái lại, có sự khác biệt rất lớn giữa kết cục sản khoa giữa người có GDM được kiểm soát tốt vàkhông được kiểm soát tốt. Vì thế, quản lý hiệu quả GDM là một trong những mục tiêu chính sau khi thực hiện tầm soát thành côngGDM. Quản lý GDM gồm chăm sóc trước sanh, trong chuyển dạ và trong thời kỳ hậu sản.MỤC TIÊU CỦA CHĂM SÓC TRƯỚC SANH LÀ ỔN ĐỊNH GLYCEMIA, NHẰM HẠN CHẾ KẾT CỤC XẤUMục tiêu glycemia là quan trọng. Mục tiêu glycemia thay đổi tùy theo có hay không có rối loạn đường trước mang thai.Các chứng cứ xác nhận kiểm soát glycemia là mục tiêu quan trọng nhất để cải thiện kết cục thai kỳ. Ổn định glycemia là mục tiêu củacác chăm sóc một thai phụ với GDM. Ở thai phụ với GDM, glycemia là chỉ báo quan trọng. Mục tiêu này thay đổi tùy theo thai phụ đãbiết có rối loạn glycemia trước khi mang thai hay không. Mục tiêu glycemia Thai phụ không có đái tháo đường trước khi mang thai Thai phụ với đái tháo đường type 1 hay type 2 trước khi mang thai Trước ăn: ≤ 95 mg/dL (5.3 mmol/L) và một trong hai Buổi sáng, lúc đói với nhịn suốt đêm: 60-99 mg/dL (3.3-5.4 mmol/L) 1 giờ sau ăn: ≤ 140 mg/dL (7.8 mmol/L) Đỉnh glucose sau ăn: 100-129 mg/dL (5.4-7.1 mmol/L) 2 giờ sau ăn: ≤ 120 mg/dL (6.7 mmol/L) HbA1C: < 6.0%Tiết chế là can thiệp sơ cấp cho các thai phụ GDM.Thay đổi lối sống và dinh dưỡng (Medical Nutrition Therapy - MNT) được định nghĩa là “phân phối các bữa ăn với carbohydrateđược kiểm soát cho phép cung cấp đầy đủ dinh dưỡng với một tăng cân hợp lý, glycemia ổn định và không có nhiễm ketone” là canthiệp sơ cấp (primary intervention) cho các thai phụ GDM. Một cách tổng quát một nhu cầu năng lượng thỏa 30 kcal/kg/ngày là cầnthiết, trong đó 45% chất bột, 35% chất béo, 20% chất đạm.Các nội dung quan trọng nhất của MNT gồm khống chế tổng lượng carbohydrate, hạn chế đường nhanh, đồng thời chia nhỏ bữa ăn,carbohydrate dành cho buổi sáng sớm. Tổng lượng carbohydrate phải thỏa được nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu của thai phụ và đạt đượcmục tiêu kiểm soát được đường huyết, mà không dẫn đến mất cân hay tăng cân quá mức.Can thiệp này có hiệu quả trong tuyệt đại đasố các trường hợp (80-90%). Thử thách lớn nhất khi thực hiện MNT là phải cân đối giữa nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ và mục tiêuổn định glycemia.Hiệu quả của MNT thể hiện qua tăng cân. Thai phụ với BMI bình thường được khuyến cáo giữ sao cho tăng cân sau toàn thai kỳ ở11.4-15.9 kg. Thai phụ thừa cân giữ ở mức 6.8-11.4 kg. Thai phụ béo phì chỉ được phép tăng cân không quá 7 kg.Trong 3 tháng đầu, nhu cầu năng lượng không thay đổi. Bổ sung 340 kcal/ngày được thực hiện trong 3 tháng giữa. Bổ sung 425 kcal/ngàyđược thực hiện trong 3 tháng cuối. Tiết chế quá nghiêm ngặt, dưới 1500 kcal/ngày làm tăng khả năng xuất hiện ketone niệu. Mức nănglượng tối thiểu 1800 kcal/ngày thường có hiệu quả. Năng lượng này tương ứng với khoảng 200 gram carbohydrate mỗi ngày.Thuốc hạ đường huyết được chỉ định khi MNT thất bại. Insulin là thuốc an toàn. Metformin cũng là một lựa chọn.Insulin là thuốc được chọn trong GDM trong trường hợp thất bại MNT, tức không đạt mục tiêu điều trị. Liều insulin thay đổi tùy theogiai đoạn của thai kỳ.Insulin được dùng 2 lần trong ngày. Mỗi lần cần phối hợp NPH insulin và regular insulin.1 Phó Giáo sư, Giảng viên Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: drntkphung@hotmail.com2 Giảng viên Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: bsdiemtrinh.noitrusan@gmail.com© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 1Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-6: Rối loạn chuyển hóa carbohydrate trong tha ...