Bài giảng Sản xuất giống cá nước ngọt gồm có 5 chương, cung cấp cho sinh viên những kiến thức về: Đặc điểm sinh học của các loài cá nuôi chủ yếu, kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, kỹ thuật cho cá đẻ, kỹ thuật ương nuôi cá giống, kỹ thuật vận chuyển cá giống. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Sản xuất giống cá nước ngọt (Ngành Nuôi trồng thủy sản - Trình độ Cao đẳng) - CĐ Thủy Sản
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỦY SẢN
KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
BÀI GIẢNG
Môn học: Sản xuất giống cá nước ngọt
Ngành: Nuôi trồng thủy sản
Trình độ: Cao đẳng
Bắc Ninh, năm 2016
CHƯƠNG I:
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI CÁ NUÔI CHỦ YẾU
I. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA CÁC LOÀI CÁ NUÔI NƯỚC NGỌT.
1. Cá mè trắng.
Cá mè trắng nuôi ở Việt Nam gồm 2 loại: Mè trắng Việt Nam và mè trắng
Trung Quốc hai loài này có những đặc điểm chung giống nhau và khác nhau như
sau:
a. Đặc điểm hình thái, cấu tạo, phân bố và môi trường.
+ Vị trí phân loại:
Bộ cá chép : Cypriniformef.
Họ : Cyprinidae.
Họ phụ : Hypophthalmichthini.
Giống : Hypophthalmichthys.
Loài : H. molitris (Việt Nam).
Loài : H. harmandi (Trung Quốc).
+ Hình thái cấu tạo:
Cá có dạng hình thoi đầu to thon dần về sau. Thân hình dẹt, phần bụng
màu trắng bạc phần lưng màu xám hoặc xanh xẩm, toàn thân phủ lớp vảy xương
nhỏ và mềm, bụng có lườn hoàn toàn. Lược mang liên kết đặc biệt như một
màng lọc. Một số chỉ tiêu hình thái như sau:
Tỷ lệ: Dẹpth: 3,1 – 4 (dài/ rộng).
20 - 25
Công thức vẩy: 83 – 94
11 – 2
Công thức vây: D (vây lưng) III,7.
A (vây hậu môn): II – III, 5 – 6.
P (vây ngực) V: (vây bụng).
C (vây đuôi).
+ So sánh sự sai khác về cấu tạo hình thái giữa hai loài: Hai loài có sự
khác nhau về đường kính mắt, chiều cao nhỏ nhất của thân chiều cao vây ngực
(P) chiều cao vây bụng, số vẩy, đường bên. Thường mè trắng Việt Nam có chỉ
số lớn hơn về các số đo trên.
Trong thực tế việc xác định và phân biệt được hai loài là rất khó do lai tạp
qua những thế hệ nên các chỉ số so sánh rất khó phân biệt, cá lai thường ở dạng
trung gian.
2
+ Phân bố và môi trường sống:
Cá mè trắng phân bố chủ yếu ở bắc bán cầu vùng ôn đới nhiều nhất là
Trung Quốc và một số nước châu Á, Thái Bình Dương. Ở nước ta cá mè trắng
(loài H.molitris) phân bố ở sông Kỳ Cùng và hệ thống sông Hồng loài
H.harmandi được di nhập từ Vân Nam Trung Quốc vào nước ta từ 1956 – 1958.
Hiện nay hai loài đã được nuôi phổ biến trên toàn quốc và ở một số nước
ASEAN.
- Môi trường sống: Cá mè sống trong nước ngọt với độ mặm 2‰ (cá
không có khả năng sống ở nước lợ) độ PH từ 6,5 – 7,5 hàm lượng O2 > 2mg/l,
cá có thể nuôi được ở mọi thuỷ vực nước ngọt ao, hồ, sông, suối, ruộng đồng...
b. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng.
+ Tập tính sống:
Cá mè sống ở tầng nước mặt và tầng nước giữa là chủ yếu. Cá thường
sống và hoạt động theo đàn ưa sống ở những vùng nước giàu dinh dưỡng nhưng
có độ trong và hàm lượng O2 cao.
+ Tính ăn của cá mè trắng:
Cá mè trắng ăn sinh vật phù du thiên về thực vật, phù du bao gồm: Tảo
lục, một số loài giáp tảo, tảo si lic...ngoài ra cá còn ăn các mảnh vụn hữu cơ
dạng huyền phù.
+ Tốc độ tăng trưởng:
Cá mè trắng có tốc độ tăng trưởng tương đối cao.
Tuổi 1+ cá đạt 0,5 – 0,9kg.
Tuổi 2+ cá đạt 1 – 2 kg.
Tuổi 3+ cá đạt 2 – 3 kg.
Trường hợp thiếu thức ăn cá tăng trưởng rất kém chỉ đạt 100 – 200g/năm.
c. Đặc điểm sinh sản.
Cá mè trắng có một số đặc điểm sinh sản sau.
- Cá mè thuộc loài đơn tính (đực, cái phân biệt).
- Là loài di cư sinh sản: cá sống ở vùng hạ lưu các dòng sông lớn đến mùa
sinh sản cá di cư lên thượng nguồn để sinh sản. Trong môi trường nuôi, cá có
khả năng thành thục sinh dục nhưng không sinh sản tự nhiên được.
- Mùa sinh sản: Trong tự nhiên cá sinh sản vào tháng 5 – 7 (ở Việt Nam).
Trong sinh sản nhân tạo cá đẻ sớm hơn và có thể sinh sản nhiều lần trong năm
mùa vụ có thể kéo dài đến tháng 9 hoặc tháng 10.
+ Tuổi sinh sản: 2+.
+ Trứng cá mè thuộc dạng bán trôi nổi và quá trình thụ tinh diễn ra ngoài
cơ thể.
3
+ Năng suất sinh sản (đẻ trứng) của cá rất lớn 8 – 12 vạn/ kg cá cái.
2. Cá mè hoa.
a. Đặc điểm hình thái, cấu tạo, phân bố và môi trường.
+ Vị trí phân loại:
Bộ : Cipriniformet.
Họ : Ciprinidae.
G : Aristichthys.
L : A.nobilit.
+ Hình thái cấu tạo: Cá mè hoa có dạng hình thoi, đầu to (30 – 34%
khối lượng thân). Cá có màu xám đen trên thân có nhiều đốm hoa đen nên gọi là
cá mè hoa, vảy cá tròn nhỏ và mềm, cá mè hoa khác với mè trắng rất nhiều,
mình cá dày hơn là loài lườn không hoàn toàn, cá có hệ cơ và bộ vẩy rất khoẻ.
Tỷ lệ Depth: 2,7 – 3,1
25 - 27
Công thức vẩy: 95 - 105
19 – 20
+ Phân bố: Cá mè hoa phân bố ở vùng ôn đới bắc bán cầu, chủ yếu ở
Trung Quốc. Ở Việt Nam cá chỉ phân bố tự nhiên ở sông Hồng và sông Kỳ
Cùng Lạng Sơn. Hiện nay cá được thuần hoá ở trên toàn quốc và ở nhiều nước
trên thế giới.
+ Môi trường sống: Cá mè hoa sống ở nước ngọt với nồng độ Nacl
2,5‰ độ PH 6,5 – 7,5 hàm lượng O2 2,5.
Cá thích sống ở vùng nước sâu giàu sinh vật phù du. Cá hoạt động chủ
yếu ở tầng mặt và tầng giữa và thường hoạt động theo đàn.
b. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng.
+ Tính ăn: Cá mè hoa ăn sinh vật phù du thiên về động vật phù du (50 –
60% HVPDU). Ăn mảnh vạn hữu cơ dạng huyền phù và các dạng bột mịn hữu
cơ do con người cung cấp.
+ Tốc độ tăng trưởng: Cá mè hoa có tốc độ tăng trưởng cao.
1+ tuổi cá đạt: 1 – 2kg.
2+ tuổi cá đạt: 2 – 4kg.
3+ tuổi cá đạt: 4 – 8 kg.
Trường hợp thiếu thức ăn cá tăng trưởng rất chậm và chất lượng thịt rất
thấp.
c. Đặc điểm sinh sản.
Cá mè hoa có một số đ ...