Danh mục

Bài giảng Sản xuất giống và nuôi giáp xác (Ngành Nuôi trồng thủy sản - Trình độ Cao đẳng) - CĐ Thủy Sản

Số trang: 169      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.48 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng này trang bị cho sinh viên những hiểu biết về nghề nuôi giáp xác ở Việt Nam và các nước trong khu vực: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, môi trường, vận dụng các quy luật từ các nghiên cứu cơ bản để xây dựng nguyên lý về các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất giống và nuôi giáp xác với những tham số mang tính khả thi về kỹ thuật đặc biệt với một số đối tượng giáp xác có giá trị kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Sản xuất giống và nuôi giáp xác (Ngành Nuôi trồng thủy sản - Trình độ Cao đẳng) - CĐ Thủy Sản BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỦY SẢN -----o0o----- BÀI GIẢNG Môn học: Sản xuất giống và nuôi giáp xác Ngành: Nuôi trồng thủy sản Trình độ: Cao đẳng Năm 2016 1 LỜI GIỚI THIỆU Nghề nuôi giáp xác bắt đầu phát triển nhanh từ những năm đầu thập kỷ 80 đến đầu thập kỷ 90. Đến nay thì sự phát triển đã chậm lại do sự bùng nổ của dịch bệnh và sự lây lan của bệnh, nhất là bệnh vi-rút và vấn đề môi trường ở một số quốc gia trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam thì nuôi giáp xác phát triển khá nhanh trong các năm qua, trong khi đó một số khác thì không phát triển, thậm chí còn giảm (Đài Loan, Trung Quốc,…). Dù luôn phải đối phó với nhiều vấn đề, nhưng nghề nuôi giáp xác ở Việt Nam là một ngành kinh tế quan trọng cần áp dụng những nghiên cứu đã được tiến hành để phát triển kỹ thuật làm cơ sở cho phát triển đặc biệt xu hướng hiện nay và trong thời gian tới là nuôi tôm theo hướng bền vững với sự đa dạng hóa đối tượng nuôi, cải thiện qui hoạch và quản lý trong phát triển Học phần kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác được biên soạn bởi ThS. Nguyễn Tuấn Duy và ThS. Đinh Quang Thuấn giảng viên chuyên ngành Nuôi trồng Hải sản của trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản. Bài giảng này trang bị cho sinh viên những hiểu biết về nghề nuôi giáp xác ở Việt Nam và các nước trong khu vực: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, môi trường, vận dụng các quy luật từ các nghiên cứu cơ bản để xây dựng nguyên lý về các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất giống và nuôi giáp xác với những tham số mang tính khả thi về kỹ thuật đặc biệt với một số đối tượng giáp xác có giá trị kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Căn cứ chương trình khung học phần “Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác” đào tạo sinh viên Cao đẳng liên thông từ trung cấp của Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản, với mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ nuôi trồng thủy sản có trình độ cao đẳng, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, sức khoẻ tốt; nắm vững kiến thức chuyên môn, có kỹ năng thực hành về Nuôi trồng thuỷ sản; đồng thời có khả năng tự học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ. Chúng tôi đã kế thừa kiến thức và nguồn tài liệu giảng dạy của Bộ môn hải sản Trường Đại học Nha Trang, Bộ môn Hải sản Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản, đồng thời tham khảo một số tài liệu trong nước và nước ngoài. Nội dung học phần gồm: Chương 1. Hiện trạng và xu hướng phát triển nghề nuôi giáp xác Chương 2. Kỹ thuật sản xuất giống và nôi tôm he Chương 3. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cua biển Chương 4. Kỹ thuật nuôi Artemia Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn song không tránh khỏi những thiếu sót, mong các bạn đọc giả khi sử dụng sẽ phát hiện và góp ý kiến phê bình, chúng tôi chân thành cảm ơn và sẽ rút kinh nghiệm bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thành tốt việc biên soạn Bài giảng này. 2 Chương 1 HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI GIÁP XÁC 1. Giới thiệu chung Mặc dù đã có từ khá lâu nhưng nghề nuôi giáp xác trên thế giới chỉ mới phát triển trong vài thập kỷ gần đây. Tổng sản lượng giáp xác nuôi của thế giới gia tăng đều đặn từ năm 1970 và đã đạt đến con số 1,65 triệu tấn, trị giá 9,4 tỉ USD vào năm 2000 (FAO 2002). Sự gia tăng này là kết quả của việc mở rộng diện tích nuôi, đối tượng nuôi và gia tăng mức độ thâm canh. Hiện tại có ít nhất là 46 loài giáp xác có giá trị thương phẩm đang được nuôi ở 70 quốc gia trên thế giới. Các quốc gia dẫn đầu về sản lượng giáp xác nuôi bao gồm Trung Quốc, Thái Lan, In-đô-nê-xia, Việt Nam, Băng-la-đét, Ấn Độ, Ê-cua-đo. Nghề nuôi giáp xác đem lại lợi nhuận cao, góp phần nâng cao đời sống của người dân và gia tăng kim ngạch xuất khẩu của nhiều quốc gia. Giáp xác (Crustacea) là một trong những nhóm động vật có thành phần loài phong phú. Tuy nhiên không phải loài nào cũng có giá trị kinh tế và có thể nuôi được trong điều kiện nhân tạo. Trong số những đối tượng nuôi, có loài để phục vụ nhu cầu thực phẩm của con người như tôm, cua nhưng có loài lại được nuôi để làm thức ăn cho những đối tượng nuôi khác như Artemia. Các đối tượng giáp xác, đặc biệt các đối tượng phân bố ở vùng nước lợ hoặc mặn, thường có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng cao của các acid béo không no trong các sản phẩm này từ lâu vẫn được xem là có lợi cho sức khoẻ và trí lực của con người. Trong khi đó, việc sử dụng ấu trùng của các loại giáp xác nhỏ như Artemia làm thức ăn cho ấu trùng của các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao (như cá biển, tôm he) đã tạo được những bước nhảy vọt trong công nghệ sản xuất con giống nhân tạo, kéo theo sự gia tăng đáng kể của sản lượng giáp xác nuôi. Nghề nuôi giáp xác (chủ yếu là nuôi tôm he) khởi đầu ở khu vực Đông Nam Á với hình thức nuôi quảng canh (trong các ao đầm tự nhiên ven biển hoặc vùng rừng ngập mặn, cửa sông với con giống tự nhiên của các đối tượng chính là tôm he và cua) hoặc nuôi nhốt một thời gian trong các lồng nuôi thô sơ (cua, tôm hùm). Mặc dù vậy chỉ trong một thời gian ngắn, nhờ sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ mang tính hỗ trợ (sản xuất giống nhân tạo, sản xuất thức ăn, công trình và thiết bị nuôi) hình thức nuôi đã được nâng lên quảng canh cải tiến (improved extensive), bán thâm canh (semi-intensive), thâm canh (intensive) và thậm chí siêu thâm canh (super intensive). Đặc thù với các mương hoặc bể vòng nước chảy, mật độ nuôi và năng suất rất cao nhưng hình thức nuôi siêu thâm canh thường không đem lại hiệu quả kinh tế do đầu tư công trình và chi phí vận hành quá tốn kém. Sự phát triển của nghề nuôi mỗi đối tượng giáp xác phụ thuộc vào một loạt yếu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: