Thông tin tài liệu:
Nhằm giúp các bạn sinh viên định nghĩa được kinh nguyệt, trình bày được cơ chế của kinh nguyệt, nêu được những tính chất của kinh nguyệt, kể ra những đặc điểm của kinh nguyệt mời các bạn cùng tham khảo Bài giảng Sinh lý kinh nguyệt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Sinh lý kinh nguyệt1. Tên bài: SINH LÝ KINH NGUYỆT2. Bài giảng: lý thuyết3. Thời gian giảng: 02 tiết4. Địa điểm giảng bài: giảng đường5. Mục tiêu học tập: sau khi học bài này, sinh viên phải:5.1. Định nghĩa được kinh nguyệt (KN) là gì5.2. Trình bày được cơ chế của kinh nguyệt5.3. Nêu được những tính chất của kinh nguyệt5.4. Kể ra những đặc điểm của kinh nguyệt6. Nội dung chính: 6.1. Định nghĩa: kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có tính chất chu kỳ hàng tháng từ tử cung rangoài do bong niêm mạc tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột Estrogen hoặc Estrogen vàProgesteron trong cơ thể. 6.2. Cơ chế của kinh nguyệt. - Hoạt động của hệ trục: Dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng. - Người ta nhận xét thấy: + Vòng kinh không phóng noãn: chỉ có estrogen thì sự tụt đột ngột của estrogen cũng gây chảy máu kinh nguyệt. + Vòng kinh có phóng noãn: có hoàng thể thì sự tụt đột ngột của cả estrogen và Progesteron cũng đủ gây chảy máu kinh nguyệt. + Giả thiết tụt đơn thuần Progesteron không chấp nhận được vì một mình Progesteron không làm phát triển được niêm mạc tử cung và khi tụt Progesteron cũng không làm bong được niêm mạc tử cung. + Vào cuối vòng kinh, dưới tác dụng của Progesteron kết hợp với estrogen, xuất hiện những xoang nối tiếp động - tĩnh mạch, khi estrogen và Progesteron tụt thấp, máu từ tiểu động mạch dồn mạnh vào tiểu tĩnh mạch làm vỡ xoang tiếp nối này và gây chảy máu kinh. + Nhiều tác giả nêu nguyên nhân hoại tử và bong niêm mạc tử cung là do các mạch máu bị co thắt gây thiếu máu. Cơ chế này không có cơ sở vững vàng vì nếu mạch máu không bị đứt vỡ thì hiện tượng chảy máu chưa chắc đã xảy ra dù niêm mạc tử cung bị hoại tử và bong. 6.3. Tính chất của kinh nguyệt - Niêm mạc tử cung bong không đều tại các vùng khác nhau trong tử cung. Có nơi bong rồi,có nơi chưa bong và có nơi đang bong, chứ không phải là bong cùng một lúc. Chính vì vậy mà thờigian mỗi đợt hành kinh kéo dài 3 - 5 ngày. - Niêm mạc tử cung bong đến đâu thì tái tạo ngay đến đấy. Người ta chưa giải thích được cơchế của hiện tượng tái tạo nhanh này là do đâu, trong khi nồng độ hoócmôn sinh dục chưa tăng. - Trong những vòng kinh không phóng noãn, niêm mạc tử cung chỉ chịu tác dụng củaestrogen, sẽ không có các xoang nối tiếp động - tĩnh mạch mà chỉ vỡ các tiểu động mạch xoắn ốc nênmáu kinh là máu động mạch, có màu đỏ tươi. - Trong những vòng kinh có phóng noãn, máu kinh thường thẫm màu, ngả về màu nâu, có lẽdo máu chảy từ các xoang nối tiếp động - tĩnh mạch được hình thành dưới tác dụng của estrogen phốihợp với progesteron. - Máu kinh là một hỗn dịch máu không đông trong chứa cả chất nhầy của tử cung, của cổ tửcung, của vòi trứng, những mảnh niêm mạc tử cung, những tế bào bong của âm đạo, cổ tử cung. Máuthực sự chỉ chiếm 40%. + Máu kinh chứa các chất Protein, các chất men và các Prostaglandin. + Thông thường máu đông trong âm đạo chỉ là những tích tụ hồng cầu trong âm đạo chứ không chứa sinh sợi huyết. Có hiện tượng tiêu sợi huyết và tiêu Protein mạnh trong buồng tử cung. Những sản phẩm giáng hoá của sinh sợi huyết và sợi huyết cũng là những nhân tố chống đông máu rất có hiệu quả. + Máu kinh có mùi hơi nồng, không tanh như máu chảy do nguyên nhân khác. - Chu kỳ kinh có thể thay đổi giữa người này, người khác, nhưng ít thay đổi ở cùng một ngườiở trong tuổi hoạt động sinh dục. - Lượng máu mất trong mỗi kỳ kinh thay đổi theo tuổi, ở lứa tuổi 50, lượng máu kinh nhiềuhơn so với tuổi 15. Nói chung, lượng máu kinh bình thường vào quãng 60 - 80 ml. - Lượng máu kinh thường nhiều vào những ngày giữa kỳ kinh, không có mối liên quan nàogiữa độ dài của kỳ kinh và lượng máu kinh. Lượng máu kinh khác nhau giữa người này và ngườikhác, nhưng không khác bao nhiêu giữa các kỳ kinh của mỗi người. 6.4. Đặc điểm của kinh nguyệt - Chu kỳ kinh, thời gian hành kinh (kỳ kinh), lượng máu kinh, ngoài ảnh hưởng của thay đổinội tiết sinh dục, còn phụ thuộc vào tình trạng và sự trả lời của niêm mạc tử cung. Nếu niêm mạc tửcung có tổn thương như viêm, u xơ tử cung... khiến các vùng của niêm mạc không trả lời đồng đềuvới các hormon sinh dục, sẽ xảy ra hiện tượng phát triển không đều của niêm mạc, dẫn đến kinh kéodài và kinh ra nhiều máu. - Kinh nguyệt là tấm gương phản ánh tình hình hoạt động nội tiết của trục vùng dưới đồi -tuyến yên - buồng trứng và tình trạng của niêm mạc tử cung, là thước đo quá trình diễn biến hoạtđộng sinh dục của người phụ nữ. - Lấy kinh nguyệt làm mốc để chia cuộc đời hoạt động sinh dục của người phụ nữ thành cácthời kỳ khác nhau: + Thời kỳ niên thiếu: trước khi người phụ nữ hành kinh lần đầu + Tuổi dậy thì: được ...