Danh mục

Bài giảng Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non - ĐH Phạm Văn Đồng

Số trang: 84      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.22 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 26,000 VND Tải xuống file đầy đủ (84 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của bài giảng giúp các bạn nắm được các thời kỳ phát triển cơ thể trẻ em để có cách chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục hợp lý, đặc điểm sinh lý của các hệ cơ quan trong cơ thể để có biện pháp bảo vệ các cơ quan đó, cơ thể trẻ em có sự phát triển theo lứa tuổi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Sự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non - ĐH Phạm Văn ĐồngTRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNGKHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊNThS. TRẦN NGỌC HẢIBÀI GIẢNGSỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT TRẺ EMLỨA TUỔI MẦM NON(Dùng cho bậc Cao đẳng, ngành Giáo dục Mầm non)Quảng Ngãi, 20141BÀI MỞ ĐẦU1. Nội dung bài giảngSự phát triển thể chất trẻ em lứa tuổi mầm non là môn học nghiên cứu quá trìnhphát triển các chỉ số thể chất diễn ra trong cơ thể trẻ em ở lứa tuổi mầm non. Nhằm đápứng các nhu cầu đặt ra trong chương trình đào tạo Cao đẳng Sư phạm mới được banhành đối với ngành Giáo dục mầm non. Giúp sinh viên không chỉ nắm vững các kiếnthức cơ bản về quá trình phát triển thể chất của trẻ em lứa tuổi mầm non mà còn giúpsinh viên khi ra trường có thể vận dụng những kiến thức của môn học này trong việcnuôi, dạy trẻ một cách khoa học. Để các em có thể phát triển toàn diện về các mặt đức,trí, thể, mĩ.2. Mục tiêu bài giảng* Kiến thức- Các thời kỳ phát triển cơ thể trẻ em để có cách chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dụchợp lý- Đặc điểm sinh lý của các hệ cơ quan trong cơ thể để có biện pháp bảo vệ các cơquan đó- Cơ thể trẻ em có sự phát triển theo lứa tuổi* Kĩ năngSinh viên khi ra trường có thể chăm sóc và giáo dục trẻ một cách hợp lý. Tạo điềukiện tốt nhất cho sự phát triển hoàn thiện cơ thể trẻ.* Thái độCó tinh thần, ý thức, thái độ chăm sóc trẻ; giáo dục trẻ để trẻ em phát triển toàndiện về thể chất.2Chương 1. CẤU TẠO CHUNG CỦA CƠ THỂ TRẺ EM* Mục tiêu- Biết được một cách khái quát về cấu tạo của cơ thể con người, những đặc điểm về cấutạo và chức năng thể hiện sự thống nhất của cơ thể trẻ em.- Hiểu được các qui luật và các đặc điểm của quá trình sinh trưởng, phát triển của trẻ em.1.1. Cơ thể con người là một khối thống nhất1.1.1. Sự thống nhất về đơn vị cấu tạoTất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể người đều được cấu tạo từ tế bào.1.1.1.1. Tế bào: mỗi tế bào có 3 thành phần cơ bảnHình 1. Cấu tạo chung của tế bào- Màng tế bào: bao bọc bên ngoài tế bào, gồm 2 thành phần chính là lớp lipit képở giữa với 2 đầu ưa nước quay ra ngoài và 2 đuôi kị nước quay vào giữa. Bên ngoài là2 lớp protein. Ngoài ra còn có protein bám lỗ, protein xuyên màng. Trên màng cónhững lỗ nhỏ chỉ cho những chất cần thiết đi qua, nên màng có tính thấm chọn lọc gọilà màng bán thấm. Chức năng:+ Giữ cho hình dạng tế bào ổn định.3+ Bảo vệ tế bào.+ Thực hiện quá trình trao đổi chất giữa bên trong và bên ngoài tế bào- Nhân: nằm trong tế bào chất, được ngăn cách với tế bào chất bằng màng nhâncó cấu tạo giống màng tế bào. Bên trong nhân có nhiễm sắc thể, mỗi nhiễm sắc thể cócác thành phần: ADN, ARN, protein loại histon và phi histon. Trong đó ADN là nơichứa đựng thông tin di truyền.- Tế bào chất: là chất dịch chứa đầy bên trong tế bào. Trong tế bào chất có nhiềubào quan (cơ quan tử): ti thể, lạp thể, bộ máy gôngi… Mỗi bào quan thực hiện mộtchức năng nhất định, đảm bảo cho sự phát triển và tồn tại của tế bào.1.1.1.2. Mô: là hệ thống các tế bào liên kết với nhau để tạo ra một cấu trúc có nguồngốc phát sinh chung và cùng thực hiện một chức năng nhất định. Gồm có: mô biểu bì,mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh.- Mô biểu bì: bao phủ bề mặt cơ thể hoặc lát các cơ quan bên trong có nhiệm vụbảo vệ, hấp thu, chuyển hóa các chất.- Mô liên kết: có nhiều loại, mỗi mô có cấu tạo và chức năng khác nhau như mômáu, mô mỡ, mô sụn, mô xương…- Mô cơ: được cấu tạo từ các tế bào cơ, chức năng chủ yếu là vận động. Có 3 loạimô cơ:+ Mô cơ vân: hoạt động theo ý muốn của con người.+ Mô cơ trơn: hoạt động không theo ý muốn của con người.+ Mô cơ tim: cấu tạo giống cơ vân nhưng hoạt động giống cơ trơn, giữa các tếbào không có vách ngăn nên chúng là những hợp bào.- Mô thần kinh: có cấu tạo từ các nơ ron. Có chức năng điều khiển, phối hợp hoạtđộng giữa các cơ quan trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường.1.1.1.3. Cơ quan: các loại mô liên kết với nhau theo những những cách xác định để tạothành cơ quan: miệng, ruột, dạ dày…41.1.1.4. Hệ cơ quan: các cơ quan có cùng chức năng sẽ tập hợp với nhau theo một cáchnhất định để tạo thành hệ cơ quan. Ở người có 8 hệ cơ quan: hệ hô hấp, hệ tuần hoàn,hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ vận động, hệ thần kinh, hệ sinh dục và hệ nội tiết.1.1.1.5. Cơ thể: các hệ cơ quan sắp xếp theo một cách nhất định để tạo thành một cơthể hoàn chỉnh.1.1.2. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năngMỗi cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều có cấu tạo phù hợp với chức năng mà nóđảm nhận.1.1.3. Sự thống nhất giữa đồng hóa và dị hóa- Đồng hóa là quá trình tổng hợp nên những chất hữu cơ đặc trưng cho cơ thể,đồng thời tích lũy năng lượng cho cơ thể.- Dị hóa là quá trình phân giải các chất, giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạtđộng.Như vậy, đồng hóa và dị hóa là hai quá trình trái ngược nhau nhưng thống nhấtvới nhau. Quá trình đồng hóa cung cấp vật chất cho dị hóa và quá trình dị hóa cung cấpnăng lượng cho đồng hóa.1.1.4. Sự thống nhất giữa các cơ quan, hệ cơ quan trong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: