Bài giảng 'Tài chính doanh nghiệp: Phần 2' trình bày các nội dung: Quản trị tồn quỹ và tồn kho, quyết định chính sách bán chịu và quản trị khoản phải thu. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên ngành Kinh tế và những ai quan tâm dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 LOGO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP (PHẦN 2) CHƯƠNG 1 QUẢN TRỊ TỒN QUỸ và TỒN KHO 1– Quản trị tồn quỹ 1.1 Những lý do khiến công ty giữ tiền mặt - Động cơ giao dịch - Động cơ đầu cơ - Động cơ dự phòng Điều gì sẽ xảy ra ? Nếu giữ quá nhiều hoặc quá ít tiền mặt (chi phí cơ hội và chi phí giao dịch)? Dẫn đến quyết định tồn quỹ mục tiêu. Vấn đề là làm thế nào để quyết định tồn quỹ tối ưu ? 1.2 Mô hình Baumol William Baumol là người đầu tiên đưa ra mô hình quyết định tồn quỹ kết hợp giữa chi phí cơ hội và chi phí giao dịch. Để minh họa mô hình Baumol vận hành như thế nào ta xét ví dụ sau : Mô hình Baumol Giả sử công ty K bắt đầu tuần lễ 0 với tồn quỹ là C = 1,2 tỷ đồng và số chi vượt quá số thu là 600 triệu đồng một tuần. Như vậy tồn quỹ của công ty sẽ bằng 0 sau 2 tuần lễ và tồn quỹ trung bình trong thời gian 2 tuần là 1,2/2 = 600 triệu đồng. Cuối tuần lễ thứ hai công ty K phải bù đắp số tiền mặt đã chi tiêu bằng cách bán đầu tư ngắn hạn hoặc vay ngâng hàng. Mô hình Baumol Do có chi phí giao dịch (chi phí môi giới) phát sinh khi bán chứng khoán ngắn hạn nên việc thiết lập tồn quỹ lớn sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí giao dịch nhưng đổi lại chi phí cơ hội lại gia tăng do tồn quỹ lớn. Vấn đề đặt ra làm thế nào để thiết lập tồn quỹ tối ưu. Mô hình Baumol Để giải quyết vấn đề này, ta cần lưu ý ba yếu tố sau : - F chi phí cố định phát sinh khi bán chứng khoán ngắn hạn. - T tổng số tiền mặt mới cần thiết để giao dịch trong thời gian là một năm. - K chi phí cơ hội do giữ tiền mặt Mô hình Baumol Tổng chi phí cơ hội = tồn quỹ trung bình (C/2) nhân với lãi suất ngắn hạn (K) Mô hình Baumol Chi phí cơ hội : Tồn quỹ ban Tồn quỹ trung Chi phí cơ hội đầu bình (C/2) (K = 0,1) 4.800.000.000 2.400.000.000 240.000.000 2.400.000.000 1.200.000.000 120.000.000 1.200.000.000 600.000.000 60.000.000 600.000.000 300.000.000 30.000.000 300.000.000 150.000.000 15.000.000 Mô hình Baumol Chi phí giao dịch : Được xác định bằng cách tính số lần công ty phải bán chứng khoán trong năm. Tổng số tiền công ty cần bù đắp trong năm là 600 triệu x 52 tuần = 31,2 tỷ đồng. Nếu công ty thiết lập tồn quỹ ban đầu là 1,2 tỷ thì số lần công ty phải bán chứng khoán là 31,2/1,2 = 26 lần. Mô hình Baumol Chi phí giao dịch = số lần bán chứng khoán nhân với phí giao dịch cố định = (T/C) x F Mô hình Baumol Chi phí giao dịch : Tổng số tiền Tồn quỹ thiết Chi phí giao mặt cần (T) lập ban đầu (C) dịch (F=1 triệu) 31.200.000.000 4.800.000.000 6.500.000 31.200.000.000 2.400.000.000 13.000.000 31.200.000.000 1.200.000.000 26.000.000 31.200.000.000 600.000.000 52.000.000 31.200.000.000 300.000.000 104.000.000 Mô hình Baumol Tổng chi phí : Tổng chi phí = chi phí cơ hội + chi phí giao dịch. Tổng chi phí = ((C/2)x K) + ((T/C)x F) Dựa vào công thức này ta lập bảng tính như sau : Mô hình Baumol Tổng chi phí : đơn vị tính : 1.000đồng. Tồn quỹ Tổng chi Chi phí cơ Chi phí phí hội giao dịch 4.800.000 246.500 240.000 6.500 2.400.000 133.000 120.000 13.000 1.200.000 86.000 60.000 26.000 600.000 82.000 30.000 52.000 300.000 119.000 15.000 104.000 Mô hình Baumol Nhìn vào hình trên ta thấy tổng chi phí sẽ nhỏ nhất ở mức tồn quỹ thiết lập ban đầu là 600 triệu. Tuy nhiên, nếu mức ban đầu không phải là 600 triệu mà là 700 triệu hay một con số bất kỳ nào đó thì làm sao biết được tồn quỹ nào là tối ưu ? Để làm được điều này ta thực hiện như sau : Mô hình Baumol Tổng chi phí : TC = (C/2)x K + (T/C)x F. Lấy đạo hàm TC theo C ta có : dTC/dC = K/2 – TF/C 2 Tồn quỹ tối ưu khi tổng chi phí nhỏ nhất. Tổng chi phí nhỏ nhất khi : dTC/dC = K/2 – TF/ C 2 = 0 2TF Giải phương trình ta có : C = K Mô hình Baumol Theo ví dụ trên, chúng ta có chi phí giao dịch mỗi lần là 1 triệu đồng, tổng số tiền cần trong năm là 31.200.000.000đồng và chi phí cơ hội của vốn K = 10%. Vậy tồn quỹ tối ưu sẽ là : Mô hình Baumol C = 2TF = K 2(31.200.000.000)(1.000.000) 789.936.706 0,10 Vậy số tiền tồn quỹ tối ưu là : 789.936.706 đồng. Mô hình Baumol Cũng như nhiều mô hình khác, mô hình Baumol được xây dựng dựa trên những giả định : - Công ty áp dụng tỷ lệ bù đắp tiền mặt không đổi. - Không có số thu tiền mặt trong kỳ hoạch định - Không có dự trữ tiền mặt cho mục đích an toàn. - Dòng tiền tệ rời rạc chứ không phải liên tục. ...