Thông tin tài liệu:
"Bài giảng Tài chính quốc tế - Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế" được biên soạn nhằm cung cấp đến người học các kiến thức bao gồm tổng quan về hệ thống tiền tệ quốc tế.; hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914); hệ thống tiền tệ quốc tế trong giai đoạn hai chiến tranh thế giới (1914–1944); hệ thống tiền tệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1944-1999); các tổ chức tài chính quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tài chính quốc tế - Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế
Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế
BÀI 1 HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ
Hướng dẫn học
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
Đọc tài liệu:
1. C. Paul Hallwood va Ronald McDonald – Tài chính và Tiền tệ Quốc tế (International
Money and Finance).
2. Jeff Madura – Quản trị Tài chính Quốc tế (International Financial Management).
3. Nguyễn Văn Tiến – Tài chính Quốc tế hiện đại.
4. Nguyễn Văn Tiến – Thị trường Ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối.
5. Nguyễn Văn Tiến – Thanh toán Quốc tế.
6. Nguyễn Thị Thu Thảo và Hoàng Thị Lan Hương – Hướng dẫn nghiệp vụ kinh
doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.
Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc
qua email.
Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.
Nội dung
Bài 1 trong học phần Tài chính quốc tế nghiên cứu những vấn đề:
Tổng quan về hệ thống tiền tệ quốc tế.
Hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914).
Hệ thống tiền tệ quốc tế trong giai đoạn hai chiến tranh thế giới (1914 – 1944).
Hệ thống tiền tệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1944 – 1990s).
Các tổ chức tài chính quốc tế
Mục tiêu
Sự hình thành và phát triển của các chế độ tiền tệ: Cơ sở và quy tắc xác định, điều tiết
tỷ giá trong các giai đoạn lịch sử.
Phương thức và công cụ điều tiết việc xác định và duy trì giá trị của đồng tiền của
mỗi nước.
Sự hình thành và phát triển của các tổ chức tài chính quốc tế.
Tác động của hệ thống tài chính quốc tế đối với sự ổn định và phát triển của các nước.
TXNHQT05_Bai1_v1.0015105205 1
Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế
Tình huống dẫn nhập
Trong năm 2008, 1 EUR đổi được 1,6 USD, đổi được 1,39 USD vào thời điểm tháng 3/2014,
nhưng đến nay đã giảm xuống gần ngang bằng với 1 USD.
Đây là mức thấp nhất của cặp tỷ giá này trong 12 năm qua, đặc biệt là sau đà rơi liên tục và rất
mạnh của đồng EUR từ đầu năm đến nay.
Đồng EUR do ai phát hành và tại sao lại suy giảm mạnh?
2 TXNHQT05_Bai1_v1.0015105205
Bài 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế
1.1. Tổng quan về hệ thống tiền tệ quốc tế
Được hình thành trên cơ sở quan hệ thương mại – tài chính giữa các nước.
Là hệ thống bao gồm các chế độ tiền tệ, chế tài
điều tiết quan hệ tài chính giữa các quốc gia và
các định chế tài chính quốc tế. Cụ thể bao gồm:
o Các chế độ tiền tệ và quy tắc xác định, điều
tiết tỷ giá giữa đồng tiền của các nước khác
nhau với nhau
o Các chế tài điều tiết các mối quan hệ và hoạt
động tài chính quốc tế và các quốc gia.
o Hệ thống thị trường tài chính quốc tế.
o Các tổ chức tài chính quốc tế.
Nghiên cứu hệ thống tiền tệ quốc tế là nghiên cứu các chế độ tiền tệ và chế tài điều
tiết quan hệ tài chính giữa các quốc gia và các định chế tài chính quốc tế trong các
giai đoạn lịch sử khác nhau. Cụ thể:
o Chế độ tiền tệ, phương thức xác định tỷ giá và các quy tắc điều tiết.
o Hoạt động của các định chế tài chính quốc tế.
Tiền tệ là gì?
Theo Mac, tiền tệ là một thứ hàng hóa đặc biệt, tách ra khỏi thế giới hàng hóa,
dùng làm vật ngang giá chung để thể hiện và đo lường giá trị của mọi hàng hóa.
Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những
người sản xuất hàng hóa.
Có quan điểm lại cho rằng: Tiền tệ là đơn vị để đo lường giá trị trao đổi và để bảo
tồn giá trị.
Các nhà kinh tế học đương đại cho rằng: Tiền tệ là bất cứ cái gì được chấp nhận
chung trong việc thanh toán để lấy hàng hóa, dịch vụ hoặc trong việc hoàn trả các
món nợ.
Như vậy, Tiền tệ là tất cả những gì thỏa mãn những điều kiện sau: Được chấp nhận
một cách rộng rãi để làm phương tiện tính toán, thanh toán, chi trả các khoản nợ
nần cuả cá nhân và công cộng.
Tiền tệ ra đời như là một tất yếu của hoạt động trao đổi. Tiền tệ chỉ thực sự phát
triển trong điều kiện nền sản xuất hàng hóa. Kể từ khi ra đời đến nay, tiền tệ tồn tại
nhiều hình thái khác nhau.
o Vật ngang giá chung (hình thái cổ xưa).
o Tiền kim loại: Vàng và bạc là phổ biến nhất. Vàng đại diện cho sự giàu có và
của cải và được gọi là kim loại quý. Do khối lượng vàng hạn chế nên người ta
sử dụng kim loại khác để đúc tiền (Cu, Pb, Al) những đồng tiền kim loại đầu
tiên được đúc do các địa chỉ, tầng lớp quý tộc.
o Tiền giấy do sự phát triển của ngành in.
o Tiền tín dụng: Sự phát triển cuả hệ thống ngân hàng giữa các nước với nhau,
trong hệ thống thanh toán đã xuất hiện tiền tín dụng. Việc sử dụng tiền tín dụng
TXNHQT05_Bai1_v1.0015105205 ...