Bài giảng Tài chính tiền tệ - ĐH Lâm Nghiệp
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tài chính tiền tệ - ĐH Lâm Nghiệp THS. ĐÀO LAN PHƯƠNG, THS. ĐỖ THỊ THÚY HẰNG, THS. HOÀNG THỊ HẢO, THS. LƯU THỊ THẢO TµI CHÝNH TIÒN TÖ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2017 THS. ĐÀO LAN PHƯƠNG, THS. ĐỖ THỊ THÚY HẰNG, THS. HOÀNG THỊ HẢO, THS. LƯU THỊ THẢO BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2017 1 2 LỜI NÓI ĐẦU Lý thuyết tài chính tiền tệ là môn học cơ sở ngành của khối ngành kinh tế. Nội dung cơ bản của môn học là cung cấp cho sinh viên và những người quan tâm những kiến thức cơ bản về tài chính và tiền tệ như bản chất, chức năng của tài chính; bản chất, chức năng của tiền tệ và hoạt động tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế như hoạt động của Ngân sách nhà nước, hoạt động của Ngân hàng trung ương, hoạt động tài chính của doanh nghiệp, các hộ gia đình, các tổ chức tài chính trung gian, các quan hệ tài chính quốc tế và vai trò của chúng trong việc phân bổ các nguồn lực tài chính, sự vận dụng các chức năng của tài chính và tiền tệ để quản lý nền kinh tế vĩ mô... Đây là những vấn đề lý luận giúp sinh viên và bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn về tài chính và tiền tệ trong nền kinh tế để gắn kết được giữa lý luận và thực tiễn, đồng thời là cơ sở để sinh viên tiếp cận dễ dàng các môn học chuyên ngành trong tương lai. Bài giảng Tài chính tiền tệ bao gồm 8 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính và tiền tệ; Chương 2: Ngân sách Nhà nước; Chương 3: Ngân hàng trung ương; Chương 4: Tài chính trung gian; Chương 5: Tài chính doanh nghiệp; Chương 6: Tài chính hộ gia đình; Chương 7: Tài chính quốc tế; Chương 8: Thị trường tài chính. Trong đó, Thạc sỹ Đào Lan Phương biên soạn các chương 4, 6; Thạc sỹ Hoàng Thị Hảo biên soạn các chương 5, 7; Thạc sỹ Lưu Thị Thảo biên soạn các chương 2, 8; Thạc sỹ Đỗ Thị Thúy Hằng biên soạn các chương 1, 3. Vì nhiều lý do nên cuốn bài giảng này còn cần bổ sung để hoàn chỉnh hơn trong tương lai. Do đó, tập thể tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân thành của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các đồng nghiệp và bạn đọc để bài giảng ngày càng có chất lượng cao hơn. Nhóm tác giả 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Giải thích 1 BCNSNN Bội chi ngân sách nhà nước 2 BHKD Bảo hiểm kinh doanh 3 BHXH Bảo hiểm xã hội 4 BHYT Bảo hiểm y tế 5 CBCNVC Cán bộ công nhân viên chức 6 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 7 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 8 GDP Thu nhập quốc dân 9 HCSN Hành chính sự nghiệp 10 KTQT Kinh tế quốc tế 11 LHQ Liên hợp quốc 12 NHNN Ngân hàng nhà nước 13 NHNNVN Ngân hàng nhà nước Việt Nam 14 NHTM Ngân hàng thương mại 15 NHTƯ Ngân hàng trung ương 16 NSNN Ngân sách nhà nước 17 SXKD Sản xuất kinh doanh 18 TCQT Tài chính quốc tế 19 TTTC Thị trường tài chính 4 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ 1.1. Lý luận cơ bản về tiền tệ 1.1.1. Sự ra đời và phát triển các hình thái tiền tệ 1.1.1.1. Sự ra đời của tiền tệ Trong kinh tế chính trị học, Các Mác đã khẳng định nguồn gốc của tiền bắt nguồn từ sự hình thành và phát triển của các quan hệ trao đổi. Quá trình ra đời của tiền tệ gắn liền với 4 hình thái giá trị: * Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên: Trao đổi xuất hiện từ khi công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã. Hình thức trao đổi lúc này là trao đổi trực tiếp vật lấy vật và hoàn toàn mang tính chất ngẫu nhiên. Phương thức trao đổi được thể hiện bằng phương trình: 1 rìu = 20 kg thóc Trong hình thái giá trị này,trao đổi còn chưa trở thành nhu cầu thường xuyên của con người. Số lượng hàng hóa tham gia trao đổi ít, hình thức trao đổi còn mang tính chất trực tiếp, tỷ lệ trao đổi chưa cố định. * Hình thái mở rộng: Khi cuộc phân công lao động xã hội lớn lần thứ nhất xuất hiện, việc trao đổi trở nên thường xuyên hơn, lúc này có nhiều hàng hóa tham gia trao đổi hơn. Tương ứng với giai đoạn này là hình thái mở rộng. Phương trình trao đổi trong giai đoạn này: 1 cái rìu = 20kg thóc = 10 m vải = 1 con cừu… Ở hình thái này, tỷ lệ trao đổi được cố định hơn trước. Tuy vậy, việc trao đổi vẫn mang tính chất trao đổi trực tiếp. Mỗi hàng hóa là vật ngang giá riêng biệt của một hàng hóa khác nên những người trao đổi khó đạt được mục đích ngay. * Hình thái chung: Cuộc phân công lao động xã hội lần thứ hai xuất hiện (thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp), năng suất lao động tăng lên, trao đổi trở thành hiện tượng kinh tế phổ biến. Trong quá trình trao đổi xuất hiện nhu cầu tìm một loại hàng hóa được 5 nhiều người ưa thích nhất được tách ra để trao đổi nhiều lần với các hàng hóa khác hình thành vật ngang giá chung. Phương trình trao đổi: 20 kg thóc = 1 cái rìu 10 m vải = 1 con cừu = … = Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại, khi có một hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá chung để trao đổi nhiều lần với các hàng hóa khác, thì lúc đó tiền tệ đã xuất hiện và vật ngang giá chung đó chính là tiền của vùng, khu vực đó. Tuy nhiên, C.Mác lại cho rằng, hàng hóa làm tiền tệ phải có giá trị cao, là vật ngang giá chung ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Tài chính tiền tệ Tài chính tiền tệ Tài chính trung gian Ngân hàng trung ương Tài chính quốc tế Thị trường tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 973 34 0 -
2 trang 517 13 0
-
2 trang 354 13 0
-
203 trang 348 13 0
-
293 trang 304 0 0
-
Nghiên cứu tâm lý học hành vi đưa ra quyết định và thị trường: Phần 2
236 trang 228 0 0 -
Giáo trình Nhập môn tài chính - Tiền tệ: Phần 1 - PGS.TS. Sử Đình Thành, TS. Vũ Thị Minh Hằng
253 trang 220 3 0 -
Đề cương chi tiết học phần Tiền tệ và ngân hàng (Money and Banking)
4 trang 211 0 0 -
16 trang 190 0 0
-
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 177 0 0 -
Các bước cơ bản trình bày báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn mực kế toán quốc tế
6 trang 175 0 0 -
Ứng dụng mô hình ARIMA-GARCH để dự báo chỉ số VN-INDEX
9 trang 156 1 0 -
Các bài tập và giải pháp Tài chính quốc tế ứng dụng Excel: Phần 2
197 trang 153 0 0 -
Vai trò và nghiệp vụ của các Ngân hàng Trung ương: Phần 1
334 trang 144 0 0 -
18 trang 128 0 0
-
88 trang 128 1 0
-
Xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
10 trang 128 0 0 -
Blockchain – khởi nguồn của một nền kinh tế mới: lời mở đầu
93 trang 118 0 0 -
Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi phát hành tiền kỹ thuật số
5 trang 107 0 0 -
2 trang 100 0 0