Danh mục

Bài giảng Tăng huyết áp ở trẻ em

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 199.07 KB      Lượt xem: 33      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi hoàn thành xong Bài giảng Tăng huyết áp ở trẻ em, người học nắm được định nghĩa tăng huyết áp trẻ em; đo được huyết áp trẻ em theo đúng kỹ thuật; trình bày được các nguyên nhân tăng huyết áp trẻ em; nêu được các bước chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp trẻ em.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tăng huyết áp ở trẻ em TĂNG HUYẾT ÁP Ở TRẺ EM * Mục tiêu: 1. Nắm được định nghĩa tăng huyết áp trẻ em. 2. Đo được huyết áp trẻ em theo đúng kỹ thuật 3. Trình bày được các nguyên nhân tăng huyết áp trẻ em 4. Nêu được các bước chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp trẻ em * Nội dung: 1. Đại cương Tăng huyết áp(THA) được định nghĩa là mức huyết áp tăng trên ngưỡng bình thường, có thể gây tổn thương tim, não, thận và mắt. Đây một bệnh lý thường được xem là chỉ xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên 10 năm gần đây tỷ lệ trẻ em bị tăng huyết áp khá cao, điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng, bởi vì tăng huyết áp không những ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống của trẻ mà còn đe doạ đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Huyết áp ở trẻ em thay đổi theo tuổi, giới tính và chiều cao. Trị số huyết áp giữa các chủng tộc không khác nhau nhiều, huyết áp bình thường ở trẻ - Loạn sản phế quản- phổi * Trẻ dưới 6 tuổi - Bệnh cấu trúc thận và viêm thận - Hẹp động mạch thận - Hẹp eo động mạch chủ - Bướu Wilms * Trẻ 6-10 tuổi - Bệnh cấu trúc thận và viêm thận - Hẹp động mạch thận - Tăng HA nguyên phát - Bệnh chủ mô thận * Thiếu niên - Tăng HA nguyên phát - Bệnh chủ mô thận 3. Kỹ thuật đo huyết áp ở trẻ em 3.1. Chọn máy đo HA thích hợp - < 3tuổi: dùng máy tự động Doppler xung -  3tuổi: máy có cột thuỷ ngân hoặc đồng hồ - Băng quấn (brassard): kích thước tuỳ kích thước tay trẻ, bề ngang băng quấn cần che phủ 2/3 cánh tay trẻ, bề dài cần đủ bao trọn chu vi cánh tay. Kích thước băng quấn của huyết áp kế Lứa tuổi Rộng(cm) Dài(cm) Sơ sinh 2,5 – 4 5 -9 Trẻ bú mẹ 4–6 11.5 - 18 Trẻ lớn 7,5 – 9 17- 19 3.2. Phương pháp đo Huyết áp ở trẻ em thay đổi và phụ thuộc nhiều yếu tố như gắng sức, stress, tư thế, chế độ ăn, thuốc men, cần chú ý những điểm sau: - Trẻ nằm hoặc ngồi yên ít nhất 5 phút trước khi đo. Đối với trẻ sơ sinh, có thể kết hợp với siêu âm Doppler để dễ đo. Băng quấn ở cánh tay, đầu dò siêu âm đặt ở động mạch cánh tay. - Đặt tay trái lên bàn, ngang tầm với của tim, cánh tay trần, bàn tay để ngửa và giữ mặt bàn. - Đo 3 lần cách nhau10 phút - Đo cả 4 chi, nên nằm sấp khi đo chi dưới. - Lấy trị số HA tâm tương ở giai đoạn 4-5 của Korotkoff 3.3 Chỉ số Korotkoff: có 5 giai đoạn - Giai đoạn 1: tiếng đập đầu tiên nhẹ, khi xã hơi dần xuống - Giai đoạn 2: tiếng thổi nhẹ, thay tiếng đập nhẹ - Giai đoạn 3: tiếng thổi mạnh hơn - Giai đoạn 4: tiếng thổi và đập yếu hẳn đi - Giai đoạn 5: mất tiếng đập. 4. Chẩn đoán tăng huyết áp Bảng phân loại tăng huyết áp trẻ em theo Liebermann( Dựa theo Uỷ ban hành động thứ hai về kiểm soát huyết áp ở trẻ em: Second Task Force on Blood Pressure Control in Children) 2 Tăng HA nhẹ 90th percentile  HA tâm thu hoặc/ và HA tâm tương 5. Cơ chế tăng huyết áp Huyết áp là áp lực mà máu cố gắng chống lại thành mạch khi tim bơm máu. Áp lực cao hơn khi tim co bóp, thấp hơn khi tim giãn, nhưng luôn luôn có một áp lực trong động mạch. Áp lực đó do hai lực tạo ra: một do tim khi nó tống máu vào động mạch và xuyên suốt hệ tuần hoàn, hai do động mạch tạo ra khi nó đề kháng lại dòng máu này. Có 4 cơ chế chính gây tăng huyết áp. 5.1. Béo phì: HA tăng cùng với cân nặng, khi trẻ quá béo, cân nặng > 20% so với cân nặng chuẩn. 5.2. Lượng Na máu tăng: do chế độ ăn nhiều muối. Tăng Na+ máu tăng thể tích nội mạch  tăng Hormone Na-uretic  tăng Na+ và Ca++ nội bào tăng trương lực và kháng lực mạch máu  tăng HA. 5.3. Stress và hệ thần kinh thực vật: dễ ảnh hưởng đến mạch máu gây tăng HA. 5.4. Hệ Renin – Angiotensine - Aldosterone: Tổ chức cận cầu thận tiết Renin chất này sẽ chuyển Angiotensine trong máu thành Angiotensine I rồi nhờ một men chuyển để thành Angiotensine II gây tăng co mạch, tăng tiết aldosterone và tăng Na+ máu, dẫn đến tăng HA. 6. Lâm sàng * Những triệu chứng hay gặp: nhức đầu, mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá. * Những triệu chứng hiếm gặp: rối loạn thị giác, đau bụng, liệt mặt, chảy máu cam, sụt cân. Tuỳ theo cơ quan đích bị thương tổn sẽ có những triệu chứng chỉ điểm như: - Mệt ngực, phù, khó thở, tiểu ít do suy tim xung huyết. - Tiểu ít, phù, thiếu máu do suy thận. * Khám: - Tìm dấu hiệu béo phì, vẻ mặt cushing, phù ngoại biên. - Khám thần kinh để phát hiện dấu thay đổi tri giác, RL vận động, yếu nửa người. - Tìm bướu giáp lớn - Tim: diện tim lớn, tiếng thổi tâm thu, dấu hiệu suy tim. - Bắt mạch tứ chi: mạch không đều, âm thổi bất thường ở mạch máu vùng cổ. - Bụng: khối u ổ bụng, âm thổi bất thường ở vùng bụng. 7. Cận lâm sàng - CTM, ...

Tài liệu được xem nhiều: