Danh mục

Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 3: Chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 570.24 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 3: Chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế" giúp người học hiểu về các phương tiện được sử dụng trong hoạt động thanh toán quốc tế; phân tích một hối phiếu, Kỳ phiếu, Séc có hiệu lực thanh toán hay không; lập, sửa và tư vấn các vấn đề liên quan tới Hối phiếu, Kỳ phiếu, Séc; phân tích các vấn đề liên quan tới việc thanh toán Hối phiếu, Kỳ phiếu và Séc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thanh toán quốc tế - Bài 3: Chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế Bài 3: Chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế CHỨNG TỪ TÀI CHÍNH TRONG BÀI 3 THANH TOÁN QUỐC TẾ Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương của GS.TS. Nguyễn Văn Tiến và TS. Nguyễn Thị Hồng Hải, ấn bản 2013.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Trang Web môn học. Nội dung  Hối phiếu.  Kỳ phiếu.  Séc. Mục tiêu Kết thúc bài 3, sinh viên cần nắm rõ những nội dung sau:  Hiểu về các phương tiện được sử dụng trong hoạt động thanh toán quốc tế.  Phân tích một Hối phiếu, Kỳ phiếu, Séc có hiệu lực thanh toán hay không.  Lập, sửa và tư vấn các vấn đề liên quan tới Hối phiếu, Kỳ phiếu, Séc.  Phân tích các vấn đề liên quan tới việc thanh toán Hối phiếu, Kỳ phiếu và Séc. 34 TXNHQT03_Bai1_v1.0015108230-b2 Bài 3: Chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế Tình huống dẫn nhập Công ty Sanfo Việt Nam ký hợp đồng bán hạt Macca sơ chế cho công ty NiceEast Hoa Kỳ với giá 30 USD/kg FOB cảng Hải Phòng theo Incoterm 2010, với số lượng 10MT dung sai 10% giao hàng trong tháng 10/2015. Ngày 20/12/2015 NiceEast đã mở một L/C không hủy ngang số 001303800VNUS1198, trả ngay từ ngân hàng Citibank NewYork tới Techcombank cho Sanfo Việt Nam hưởng số tiền là 300.000 USD. Thời hạn giao hàng chậm nhất là 15/01/2016. L/C có hiệu lực trong vòng 90 ngày kể từ ngày mở. Công ty Sanfo Việt Nam đã giao hàng đúng hạn quy định trong L/C với giá trị hàng 280.000 USD. 1. Ai là người xuất khẩu? 2. Ai là người nhập khẩu? 3. Ai là người yêu cầu mở L/C? 4. Ai là người lập ra hối phiếu? 5. Ai là người có quyền chuyển nhượng hối phiếu? 6. Ngân hàng nào là ngân hàng mở L/C? 7. Ai là người hưởng lợi hiện hành Hối phiếu? 8. Ai là người có nghĩa vụ phải ký chấp nhận Hối phiếu? TXNHQT03_Bai1_v1.0015108230 -b2 35 Bài 3: Chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế Trong mua bán hàng hóa, người bán trao hàng, còn người mua trả tiền. Do vậy, tiền được xem là phương tiện thanh toán đương nhiên theo luật định, hay nói cách khác, tiền được chấp nhận là phương tiện thanh toán một cách vô điều kiện. Trong thực tiễn thương mại, có hai vấn đề đặt ra là:  Thứ nhất, người mua không phải lúc nào cũng có sẵn tiền để thanh toán tiền hàng.  Thứ hai, việc thanh toán giữa người mua và người bán thường không được tiến hành trực tiếp bằng tiền, nhất là trong thương mại quốc tế. Vậy, người bán làm thế nào để bán được hàng, trong khi người mua không có sẵn tiền hoặc không thể thanh toán trực tiếp bằng tiền. Đối với người mua: làm thế nào mua được hàng, trong khi không có sẵn tiền hoặc không thể thanh toán trực tiếp bằng tiền. Để giải quyết mâu thuẫn này và thúc đẩy thương mại phát triển, các phương tiện thanh toán thích hợp được tạo ra để thay thế cho thanh toán trực tiếp bằng tiền. Các phương tiện thanh toán này thực chất là các tài sản tài chính được dùng để chi trả, thanh toán lẫn nhau trong thương mại nội địa và quốc tế. Để trở thành phương tiện thay thế tiền được chấp nhận trong thanh toán, thì các tài sản tài chính phải được luật định. Nhìn chung, các luật ở cấp độ quốc gia cũng như quốc tế là tương đối thống nhất trong việc quy định tài sản tài chính nào là phương tiện thanh toán. Đó là:  Hối phiếu  Kỳ phiếu  Séc Các tài sản tài chính có chức năng là các phương tiện thanh toán được thể hiện dưới dạng chứng từ, nên người ta gọi chúng là chứng từ tài chính. 3.1. Hối phiếu 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Quá trình phát triển Hối phiếu được coi là phương tiện tín dụng và thanh toán trong quan hệ thương mại quốc tế đã có từ lâu. Thế kỷ 12, hối phiếu chỉ có hối phiếu tự nhận nợ hay là lệnh phiếu (Promissory note), do người mắc nợ lập và trao cho chủ nợ như một sự cam kết bằng văn bản giữa người mắc nợ và chủ nợ, loại hối phiếu này có ảnh hưởng mạnh tại Pháp vào thế kỷ 14. Từ thế kỷ thứ 16, xuất hiện hối phiếu đòi nợ (Bill of exchange) do chủ nợ lập yêu cầu người mắc nợ trả tiền. Từ đó tới nay, thông qua phương thức chuyển nhượng (Endorsement), việc sử dụng ...

Tài liệu được xem nhiều: